Binh thư yếu lược đã nhắc người tướng phải hết sức chăm lo đến quân sĩ,
nếu "trong quân có người ốm, tướng phải thân hành đem thuốc đến điều
trị"
35
, còn "nếu tướng súy coi quân sĩ như cỏ rác, thì quân sĩ coi tướng súy
như cừu thù, cần họ làm bộ hạ cũng khó, còn mong gì họ gắng sức liều chết
để đánh địch nữa"
36
. Nhiều tướng giỏi triều Trần, trong đó có Phạm Ngũ
Lão đã xây dựng quân đội của mình thành đội quân "phụ tử chi binh". Tình
gắn bó bền chặt giữa tướng lĩnh và binh sĩ như cha với con đã tạo nên sức
mạnh chiến đấu của quân đội. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi và Nguyễn Huệ cũng hết sức chăm lo đoàn kết nội bộ. Nghĩa
quân Lam Sơn, trong quan hệ thường ngày thì "vua tôi lấy nghĩa cử mà xứ
với nhau, thân như ruột thịt"
37
, lúc thết quân thì "nước sông hòa rượu, trên
dưới một dạ cha con"
38
; tướng sĩ Tây Sơn thì "huynh đệ chi binh", lúc đánh
trận thì đồng lòng quyết chiến, quyết thắng quân giặc.
Thực hiện đồng bộ các khâu: tuyển binh, tổ chức, huấn luyện, kỷ
luật và đoàn kết..., triều Lý, Trần, Lê Sơ, Tây Sơn đã xây dựng được quân
đội tinh gọn, vững mạnh. Chính vì vậy mà quân đội đã cùng với toàn dân
Đại Việt lần lượt đánh thắng quân xâm lược nhà Tống, Mông - Nguyên,
Minh và Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Kế thừa và phát triển quan điểm "quân cốt ở tinh nhuệ" lên một
trình độ mới, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức
chăm lo xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh toàn diện.
Để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phải tạo dựng được cơ sở, nền tảng chính trị vững chắc.
Nói cách khác, phương diện chính trị là yếu tố căn bản nhất lập nên
sức mạnh của quân đội. Bởi vậy, Đảng đặc biệt quan tâm xây dựng
bản chất cách mạng của quân đội. Quân đội nhân dân do Đảng tổ chức
nên tất yếu phải mang đầy đủ bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Đảng lãnh đạo quân đội, quyền lãnh đạo đó là tuyệt đối, không chia sẻ
cho bất cứ giai cấp nào khác. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, bảo
đảm cho quân đội luôn mang bản chất cách mạng của Đảng, đứng trên