lập trường giai cấp công nhân, có phương hướng chính trị đúng. Sự
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội nhân dân là nhân tố quyết định
mọi thắng lợi. Đảng quyết định các chủ trương, đề ra các nguyên tắc
để định hướng cho mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của quân
đội. Như vậy, sức mạnh của quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều
nhân tố, trong đó yếu tố chính trị - tinh thần là cơ bản nhất. Bởi thế,
công tác xây dựng quân đội nhân dân về chính trị là vô cùng quan
trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề có ý nghĩa quyết định
trong xây dựng quân đội về chính trị là bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh
đạo tuyệt đối quân đội. Muốn vậy, phải hết sức coi trọng công tác xây
dựng Đảng. Có tổ chức đảng vững chắc làm nòng cốt và hạt nhân lãnh
đạo thì Đảng mới thông qua các cấp ủy mà lãnh đạo việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng. Đồng thời, phải xác lập cơ chế lãnh
đạo của Đảng phù hợp, xác định vị trí, chức năng của công tác chính
trị, của người chính trị viên. Hội nghị Trung ương lần thứ tám của
Đảng (5-1941) xác định: Mỗi trung đội và liên tiểu tổ du kích có đội
trưởng, đội phó chỉ huy quân sự, còn về mặt chính trị có một chính trị
chỉ đạo viên. Khi quyết định thành lập đội quân chủ lực đầu tiên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Tổ chức đội phải lấy chi bộ đảng làm hạt
nhân lãnh đạo"
39
. Những quan điểm đó đặt nền móng vững chắc cho
việc hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ chính trị và hoạt động
công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Gắn liền với việc xác định các nguyên tắc cơ bản trong xây
dựng quân đội về chính trị, xem chính trị là nền tảng, là "gốc" để tạo
cơ sở xây dựng các mặt hoạt động khác, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đến vấn đề tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy quân đội.
Chính vì thế, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lập ra Quân ủy Trung ương (có lúc gọi là Tổng Quân ủy),
Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng chỉ huy (về sau gọi là Bộ Tổng tư lệnh) để