hướng chiến lược vào Nam, chọn Nghệ An làm địa bàn đứng chân, từ
đó tổ chức và tăng cường lực lượng, đến lúc tiến vào giải phóng Tân
Bình, Thuận Hóa, tiến về giải phóng Tây Đô, đội ngũ tướng lĩnh đã
thực hiện xuất sắc mọi ý đồ chiến lược và chiến thuật của chủ tướng.
Sau thời Lê Sơ, về căn bản, hình thức quan hệ trong lực lượng
quân sự phụ thuộc vào mối quan hệ nhà nước - quân đội, trung ương -
địa phương, do đó tính thân dân và truyền thống phụ tử chi binh
không còn tác dụng mạnh mẽ. Nhưng biến động chính trị - xã hội -
quân sự dữ dội từ thế kỷ XVI cho đến hết thế kỷ XIX với sự suy bại
của nhà Nguyễn, cũng là giai đoạn nền quân sự Việt Nam không phát
huy được sự thống nhất, dân tộc - quốc gia, tính thân dân vốn có từ
trong bản chất của mình. Trong khoảng gần ba thế kỷ loạn lạc xen lẫn
phát triển ấy, nền quân sự Việt Nam chứng kiến sự nổi lên của phong
trào Tây Sơn vào thế kỷ XVIII, phục hồi những nền tảng quan hệ quân
- dân, nội quân, với đội nghĩa binh mang theo đại nghĩa dân tộc, khát
vọng của nhân dân.
Sở dĩ quân đội Tây Sơn có được sức mạnh như triều dâng, đủ
sức đánh những đòn mãnh liệt, chớp nhoáng khiến kẻ thù dù có quân
số đông, có kinh nghiệm trận mạc..., vẫn nhanh chóng bị đè bẹp là do
nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó chính là có được sự đoàn kết
toàn dân. Đây thực sự là nhân tố nền tảng bảo đảm cho phong trào Tây
Sơn ngày càng phát triển, cho đội quân chiến đấu của nó không ngừng
lớn mạnh. Đối với quân sĩ Nguyễn Huệ luôn chủ trương: “Quân lính
cốt hòa thuận, không cốt đông". Do đó, khác với quân đội nhà
Nguyễn, nhà Trịnh, ông không tổ chức ra các loại quân như thân binh,
ưu binh... Trái lại, mỗi khi tuyển mộ lính mới, những người lính mới
ấy được phiên chế vào những đạo trung quân đặt dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Nguyễn Huệ. Việc tuyển mộ và phiên chế số quân Nghệ An,
Thanh Hóa lần ra Bắc dẹp Thanh đầu năm 1789 đã chứng tỏ điều đó.
Thêm vào đó, giữa những người lính cũ và lính mới trong quân đội
Tây Sơn hoàn toàn không có sự cách biệt nhau về đối xử, về quyền