đường chân núi, nhưng Dã Tượng khuyên ông: “Yết Kiêu chưa thấy
Đại vương thì nhất định không dời thuyền". Quả nhiên, bất chấp hiểm
nguy, Yết Kiêu vẫn đậu thuyền ở Bãi Tân đợi chủ tướng, nhờ đó thoát
hiểm. Qua việc này, Trần Quốc Tuấn đã nói về quan hệ chủ tướng -
quân hầu, về vai trò của người chiến đấu dưới quyền mình: "Chim
hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu
chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi". Sử thần nhà Lê ca
ngợi tướng lĩnh thời Trần: "Giao cầm quân thì cùng nhau sống chết",
"dụng binh tinh diệu, chiến tất phải thắng, đánh tất phải được"
8
.
Lịch sử Việt Nam còn ghi, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng
đã từng phải thốt lên những lời bi thảm với vua cha Hồ Quý Ly khi đất
nước đang đứng trước họa xâm lược của quân Minh :"Thần không sợ
giặc, chỉ sợ đánh giặc mà dân không theo". Mất lòng dân là mất nước -
vì từ trong sâu thẳm tâm thức dân tộc Việt Nam, quân với dân là một.
Quân dựa vào dân, dân bổ trợ cho quân, nếu chính quyền mất lòng dân
rồi, thì đạo quân bảo vệ quốc gia vốn đã thất bại ngay từ trước ngày
chống xâm lược. Bi kịch lịch sử của nhà Hồ cũng đi liền với một giai
đoạn mới trong lịch sử quân sự Việt Nam: quan hệ nội bộ quân đội
chuyển hẳn từ ba hình thức tổ chức quân sự đan xen giữa trung ương -
địa phương - gia trang, trong đó mỗi quy mô đều có lực lượng quân
sự riêng, sang hình thức nhà nước - quân đội - chỉ còn nhà nước hợp
pháp sử dụng quân đội. Sự đứt gãy trong nội bộ kết cấu của quân đội
xuất phát từ quá trình chuyển giao đó, cùng với nhiều nguyên nhân
chính trị - xã hội khác, đã khiến quân đội không thể đồng lòng nhất
trí, đặc biệt khi tư tưởng thân dân đã không còn được trọng dụng bấy
giờ.
Từ bài học đau xót đó của triều Hồ, Lê Lợi và Nguyễn Trãi - linh
hồn của khởi nghĩa Lam Sơn - đã nêu cao đại nghĩa, "tập hợp khắp bốn
phương manh lệ", biến cuộc khởi nghĩa từ chân núi rừng Thanh Hóa thành
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, tập hợp sức mạnh của cả nước đánh
tan quân Minh, khôi phục nền độc lập, mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ và