thành một quân đội hùng mạnh, góp phần quyết định tạo nên những chiến
công lừng lẫy của dân tộc Việt Nam thuở ấy.
Trên thực tế, cố kết dân tộc chưa bao giờ và không bao giờ là
một nhân tố tự thân. Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triển
của nó luôn luôn gắn bó chặt chẽ với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Thời nào cũng thế, nếu người đứng đầu nhà nước và giai cấp cầm
quyền thường xuyên chăm lo tới sự vững bền của quốc gia, có những
chính sách động viên nhân dân trên toàn cõi Việt Nam bất kể thuộc tộc
người nào, cùng ra sức cho đại nghiệp quốc gia, ra sức phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, từ đó tăng cường sức mạnh quốc phòng từ trong
thời bình..., thì khối đại đoàn kết toàn dân sẽ bền chặt, thế nước vững
mạnh.
b) Tư tưởng đoàn kết quân – dân, đoàn kết trong nội bộ quân
đội
Những triều đại tiến bộ, hưng thịnh đã coi trọng nhiều phương sách
chiến lược quan trọng khác, trong đó có xây dựng tình đoàn kết quân dân
và đoàn kết trong nội bộ quân đội. Và cũng chính nhờ vậy, thế nước mới
vững, lòng dân không lìa, nền thái bình mới được giữ vững…
Như đã trình bày ở trên, một trong những chính sách căn cốt có ý
nghĩa trên nhiều phương diện trong việc củng cố tiềm lực và sức mạnh
quốc gia là bảo đảm sản xuất ổn định và phát triển; xây dựng lực lượng vũ
trang, củng cố quốc phòng; đồng thời, luôn chú trọng củng cố, tăng cường
mối quan hệ gắn bó giữa triều đình và dân chúng, giữa quân và dân.
Chính sách “ngụ binh ư nông" được áp dụng từ thời nhà Đinh đến
thời Lê Sơ phần nào đã là một biểu hiện tiêu biểu. Với chính sách đó, người
dân (chủ yếu là nông dân) và người lính "đổi vai" theo luật định, khi chế độ
binh dịch được thực thi. Ở nhà sản xuất, họ là nông dân; làm binh dịch, họ
thành người lính. Chính sách đó chẳng những giúp lực lượng quân đội tự
túc một phần lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều
đình, bảo đảm cho triều đình có một lực lượng hậu bị đông đảo để có thể