nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Trong chiến tranh cách
mạng, phải kết hợp tiến công bằng quân sự với nổi dậy của quần
chúng, kết hợp tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền về tay
nhân dân.
4. Chiến tranh, bao giờ cũng vậy, là một thử thách toàn diện
đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của cả nước, cả dân tộc. Ở Việt
Nam, tư tưởng chiến tranh nhân dân xuất hiện sớm và nó có cả một
quá trình phát triển liên tục trong lịch sử, có những bước nhảy vọt
trong thời hiện đại, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Để chiến thắng kẻ địch lớn mạnh, truyền thống quân sự Việt Nam
có khuynh hướng kháng chiến lâu dài, đánh thắng từng bước, dựa vào
dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Dám đánh,
quyết đánh và biết cách đánh thắng quân xâm lược là nội dung cơ bản
của tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư tưởng chỉ đạo nghệ
thuật quân sự Việt Nam là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh... Đó là nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân, toàn
dân đánh giặc, quán triệt tư tưởng tiến công, tích cực tiêu diệt địch;
đánh địch tích cực, chủ động, kiên quyết, sáng tạo, bí mật, bất ngờ, kết
hợp chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy; ra sức sáng tạo thời
cơ, tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Cuộc kháng
chiến chống quân Mông -Nguyên hồi thế kỷ XIII, cuộc chiến tranh
giải phóng chống quân Minh đầu thế kỷ XV, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thế kỷ XX của nhân dân Việt Nam là
những cuộc chiến tranh toàn dân, trong đó tư tưởng chiến tranh nhân
dân thể hiện đậm nét nhất.
5. Tư tưởng xây dựng căn cứ địa hậu phương chiến tranh ở
Việt Nam bao gồm nhiều quan điểm tiến bộ về xây dựng cơ sở chính
trị, hậu cần, xây dựng đất đứng chân trong các cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh. Ông cha ta xưa nay đều biết dựa vào địa bàn hiểm trở, dựa
vào các vùng nông thôn rừng núi và đồng bằng, nơi có nhiều sức
người, sức của để xây dựng căn cứ địa; biết dựa vào dân, xây dựng