Đó còn là tư tưởng xây dựng căn cứ địa hậu phương kháng chiến, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc...
3. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của mình,
người Việt Nam luôn luôn có ý thức rất cao trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ. Do ý thức về toàn vẹn lãnh thổ, về lịch sử, văn hóa và
độc lập, chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ người Việt đã đứng lên
chống ngoại xâm. Mỗi khi diễn ra cuộc chiến tranh giành và giữ nền
độc lập thì tinh thần yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm,
tư tưởng quyết chiến quyết thắng ngập tràn, dâng cao trong tất cả mọi
lực lượng tham gia đánh giặc; nó trở thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Đó là tư tưởng
tình cảm lớn nhất của người Việt Nam, cũng là nhân tố quan trọng
hàng đầu tạo ra tư duy sáng tạo trong chiến tranh, là cội nguồn của
mọi quan điểm tư tưởng quân sự tiến bộ.
Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, người Việt Nam đã tiến
hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống xâm lược cùng nhiều cuộc
khởi nghĩa chống áp bức. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang cũng là nét nổi
bật trong tư tưởng quân sự dân tộc. Để tiến hành đấu tranh giành
quyền độc lập, các vị thủ lĩnh khởi nghĩa thường tìm cách tập hợp
đông đảo dân chúng tham gia. Quan điểm khởi nghĩa vũ trang xuất
hiện sớm và trở thành tư tưởng chủ đạo nhằm chống ách đô hộ của
ngoại bang. Kế thừa và phát triển tư tưởng truyền thống đó của dân
tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự của nhân loại, Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang của toàn dân, của cả dân tộc.
Khởi nghĩa phải do quần chúng chuẩn bị và tiến hành. Cuộc Cách
mạng Tháng Tám của nhân dân cả nước năm 1945 cũng như cuộc
Đồng khởi vĩ đại của nhân dân miền Nam năm 1959-1960 là những ví
dụ điển hình về khởi nghĩa toàn dân. Muốn khởi nghĩa thành công
phải xây dựng lực lượng khởi nghĩa, xây dựng căn cứ địa và từ khởi