hùng dân tộc Nguyễn Trãi, kế tục và phát huy truyền thống "dân tộc và
thân dân" thời Lý - Trần, đã có những cố gắng để khôi phục và phát
triển nền văn hóa dân tộc... Trong Bình Ngô đại cáo, ông nhấn mạnh
sự "dị thù" giữa Đại Việt và Trung Quốc cả về cương vực, cả về văn
hóa, Dư địa chí ghi lệnh cấm Việt bắt chước phong tục Ngô. Bản chất
tư tưởng Nguyễn Trãi có thể gọi là tư tưởng Nho giáo dân gian
(Confucianisme populaiie)" (Trần Quốc Vượng: Nguyễn Trãi trong
bối cảnh văn hoá Việt Nam, trích trong Văn hoá Việt Nam tìm tòi và
suy ngẫm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 727-742).
16. Nguyên văn câu nói của vua Lê Thánh Tông là: "Một
thước núi, một tấc sông của ta không thể vứt bỏ... nếu ai dám đem một
thước, một tấc đất của Thái Tổ để lại mà làm mồi cho giặc thì tội phải
tru di".
17. Nguyên lời Mạc Ngọc Liễn dặn Mạc Kính Cung vào tháng
7-1594 như sau: "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng,
đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc án binh
đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng
uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm
được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau,
tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy
quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ,
cốt phòng thủ cẩn thận là chính; là chớ nên mời người Minh vào trong
nước Việt Nam mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn
không gì nặng bằng. (Xem Đại Việt sử ký Bản kỷ Tục biên, Quyển
XVII, Kỷ Nhà Lê: Thế Tông Nghị Hoàng Đế, phụ: Họ Mạc (Mậu Hợp
20 năm) (Nxb. Văn hóa thông tin tái bản, 2011). Nguyên tắc của một
nền chính trị nội quốc thực thụ, nguyên tắc không bị can thiệp là nền
tảng căn bản nhất cho mọi nền nội chính của mỗi quốc gia - dân tộc.
Nó cũng là biểu hiện cho tính chất độc lập, tự chủ, cũng như bản lĩnh
chính trị của quốc gia - dân tộc ấy.