hợp có đường lối đúng nhưng phương pháp sai, thiếu nhạy bén và quyết
đoán sai lầm nênkhởi nghĩa không giành được thắng lợi. Khởi nghĩa Lam
Sơn và khởi nghĩa Tây Sơn vượt qua được tình thế hiểm nghèo để tiếp tục
tồn tại rồi xây dựng lại lực lượng, nhanh chóng phát triển thành chiến tranh
giải phóng quét sạch quân thù là do không chỉ có đường lối đúng mà còn có
những quyết sách phù hợp sáng tạo. Chính thức khởi binh ngày 2 tháng
Giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418), nhưng trong thời kỳ đầu (1418-1424),
nghĩa quân Lam Sơn chủ yếu hoạt động ở vùng núi rừng Thanh Hóa. Suốt
thời gian đó, có lúc nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn: “Khi Lương Sơn
lương cạn mấy tuần, lúc Khôi Huyện quân không đầy một lữ”; lại có lúc
nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, quân còn hơn 100 người, ở trong tình thế bị
bao vây chặt đến mức “Lê Lai phải liều mình cứu Chúa”. Được nhân dân
đùm bọc, che chở, nghĩa quân đã vượt qua được khó khăn, từ đó khôi phục
được lực lượng. Nhưng khởi nghĩa Lam Sơn chỉ thực sự phát triển vượt bậc
kể từ khi lãnh đạo khởi nghĩa chấp nhận kế hoạch của Nguyễn Chích,
chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An, “nơi hiểm yếu, đất rộng, người
đông” để xây dựng địa bàn đứng chân, tiến công quân giặc. Với quyết sách
chiến lược đúng đắn đó, chỉ trong một thời gian ngắn (1425-1427), nghĩa
quân Lam Sơn nên tiếp giành được thắng lợi và phát triển nhanh chóng về
mọi mặt, trở thành lực lượng chiến đấu hùng mạnh có hàng vạn người, đủ
các thành phần gồm bộ binh, thủy binh, kỳ binh, tượng binh; cuối cùng
đánh thắng quân Minh, giải phóng đất nước.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thời kỳ đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Có
lúc, nghĩa quân lâm vào tình thế hiểm nghèo “lưỡng đầu thọ địch”, nghĩa là
mặt Bắc thì quân chúa Trịnh, mặt Nam thì quân của chúa Nguyễn. Trước
nguy cơ mất còn, Nguyễn Nhạc đã có quyết sách sáng tạo là cử người
mang lễ vật đến gặp tướng cầm đầu quân Trịnh với lời lẽ nhún nhường là
Nguyễn Nhạc “xin làm tướng tiên phong” cho quân Trịnh để đánh quân
Nguyễn. Với nhiều toan tính, người cầm đầu quân Trịnh là Hoàng Ngũ
Phúc đồng ý, từ đó quân Tây Sơn tránh được cuộc tiến công của quân Trịnh
ở mặt Bắc, tập trung lực lượng đối phó với quân Nguyễn ở mặt Nam. Khi