Quang Phục hội ở Nam Trung Kỳ và Huế (tháng 5-1916)
7
đến cuộc khởi
nghĩa Yên Bái
8
của Việt Nam Quốc dân Đảng (1930) đều không thành
công.
Nguyên nhân sâu xa và căn bản mà các cuộc khởi nghĩa chống thực
dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1930 thất bại chính là tình trạng khủng
hoảng về đường lối, thực chất là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo, vì chưa
có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội. Giai cấp phong kiến
trong những thế kỷ trước từng đóng vai trò tích cực đối với tiến trình lịch
sử Việt Nam nhưng từ thế kỷ XVI trở về sau bắt đầu đi xuống. Đặc biệt, khi
thực dân Pháp xâm lược nước Việt Nam, giai cấp phong kiến từng bước
đầu hàng thực dân Pháp, trở thành lực lượng phản động trên phương diện là
một giai cấp. Thất bại của phong trào Cần Vương, tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo đánh dấu sự chấm dứt của
thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc dưới khẩu hiệu
“phò vua giúp nước”. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước theo ý thức hệ
phong kiến lỗi thời, nhiều sĩ phu hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng lúc đó khuynh hướng ấy cũng đã
bị lịch sử vượt qua. Cho nên, tuy đầy nhiệt huyết cứu nước, nhưng những
người yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn không tìm thấy ánh
sáng soi đường để đưa công cuộc giải phóng dân tộc đến thắng lợi. Khởi
nghĩa Yên Bái - nỗ lực cuối cùng của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại.
Khẩu hiệu “Không thành công thì cũng thành nhân” biểu lộ tính chất hăng
hái nhất thời, đồng thời cũng “biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu
của phong trào tư sản”
9
.
Không có con đường cứu nước đúng đắn, các phong trào yêu nước
nói chung, hàng chục cuộc khởi nghĩa nói riêng của nhân dân Việt Nam từ
năm 1858 đến năm 1930, tuy diễn ra khắp nơi trong cả nước và đã gây cho
kẻ thù những thiệt hại to lớn; nhưng rốt cuộc, không lật đổ được nền thống
trị của thực dân Pháp.