cuộc cách mạng đến thắng lợi chắc chắn được”
18
. Về phương pháp cách
mạng, Nghị quyết nêu rõ: “Cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một
cuộc khởi nghĩa võ trang”
19
. Do tầm quan trọng của vấn đề, lần đầu tiên
Hội nghị Trung ương Đảng trực tiếp bàn về khởi nghĩa vũ trang và đã xác
định những điều kiện thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang một cách hệ thống.
Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng có tầm quan trọng đặc
biệt, đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng,
khẳng định mạnh mẽ nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy, chuyển
hướng hình thức đấu tranh, từ đấu tranh chính trị tiến lên đấu tranh vũ trang
và cách tiến hành tổ chức, phát triển lực lượng cách mạng.
Do tầm quan trọng của việc xây dựng lý luận cách mạng giải phóng
dân tộc, mà trọng tâm lúc đó là lý luận khởi nghĩa vũ trang, đầu năm 1941,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hoàn chỉnh tác phẩm Con đường giải phóng
20
.
Tác phẩm Con đường giải phóng đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có
việc trù liệu các công việc: Trước khởi nghĩa, phải lập những đội tuyên
truyền để động viên đông đảo quần chúng tham gia khởi nghĩa, phải xây
dựng lực lượng vũ trang làm “quân chủ lực” trong khởi nghĩa, phải chuẩn
bị lực lượng cán bộ nắm chính quyền cách mạng; chia các địa phương và
định nhiệm vụ cho các cấp ủy, các bộ nhận phụ trách; định ra kế hoạch tiến
công, điều tra những mục tiêu cần nắm giữ hoặc phá hủy trong quá trình
khởi nghĩa... Trong khởi nghĩa, phải kiên quyết tiến công, quân khởi nghĩa
phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, cơ quan chỉ huy phải hăng hái, mưu trí;
phải đề phòng bọn mật thám của đế quốc lẻn vào phá hoại... Sau khởi nghĩa
thắng lợi, phải lập tức đem vũ khí chiếm được vũ trang cho quần chúng có
tổ chức, đồng thời phải lập ngay chính phủ cách mạng thực hiện các nhiệm
vụ: thủ tiêu chính quyền cũ, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân, lập
quân đội cách mạng giữ gìn trật tự và tiếp tục chiến đấu bảo vệ chính
quyền
21
.
Như thế, tư tưởng khởi nghĩa ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, với
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự xuất hiện tư tưởng Nguyễn Ái