LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 68

Man, người Lý (chỉ chung các dân tộc phương Nam) ở 4 quận Giao Chỉ,
Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng. Sách Đại
Việt sử ký toàn thư
viết cụ thể hơn là cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở quận Giao
Chỉ và “các quận Nam Hải, Cửu Chân, Hợp Phố đều hưởng ứng”. Phong
trào nhanh chóng trở thành cuộc nổi dậy của toàn dân. Chỉ trong một thời
gian ngắn, nghĩa quân và dân chúng tham gia khởi nghĩa đã đập tan bộ máy
chính quyền đô hộ, giành lại quyền làm chủ trên tất cả 65 huyện thành (tức
là toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam lúc đó). Nền độc lập dân tộc được khôi
phục sau hơn 200 năm chìm đắm dưới ách đô hộ của phong kiến Trung
Quốc. Nhận xét về tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa, nhà sử học Lê
Văn Hưu đã viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các
quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều
hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay”

23

. Nhà sử học

Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung
tay hô một tiếng mà quốc thống nước Việt Nam cơ đồ được khôi phục”

24

.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thực chất là cuộc đồng khởi của toàn dân
trên phạm vi cả nước, phản ánh ý thức dân tộc của các Lạc tướng, Lạc dân
trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc.

Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), hàng loạt các cuộc khởi

nghĩa lần lượt nổ ra trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ phương Bắc,
tiêu biểu là khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542-548), khởi
nghĩa Mai Thúc Loan (713-722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi
nghĩa Dương Thanh (819-820) và cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ (905).
Các cuộc khởi nghĩa đó có tính chất toàn dân cao, có thanh thế và ảnh
hưởng rộng. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan tổ chức và
lãnh đạo không những tập hợp được đông đảo các thành phần xã hội, từ
những người dân phu, phường săn, nông dân và hào kiệt trong vùng mà còn
mở rộng hoạt động chống quân Đường ra cả nước, liên kết với Chăm Pa
phía Nam, Chân Lạp phía Tây Nam để có thêm lực lượng. Ghi nhận về sự
kiện đặc sắc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mai Thúc Loan chiếm
giữ châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm ấp, Chân Lạp,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.