chúng, sức mạnh đó có thể “chở thuyền” và cũng có thể “lật thuyền”. Sáng
tạo lớn của Nguyễn Trãi là đã đề ra chiến lược “tâm công” đánh vào lòng
người. Với chiến lược đó, ông quan tâm đến việc bồi dưỡng tinh thần yêu
nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân.
Theo ông, nếu khơi dậy niềm tự tôn dân tộc, niềm tự hào về nền văn hiến
nước nhà, làm cho dân chúng nhận thức sâu sắc việc cứu nước cũng là cứu
nhà, thì chắc chắn rằng lực lượng nghĩa quân lúc đầu nhỏ yếu nhưng được
dân chúng ủng hộ và tham gia sẽ mạnh dần lên, không ngừng phát triển, đủ
sức đánh bại đối phương. Đối với quân xâm lược, “tâm công” là đánh vào
tư tưởng, tâm lý đối phương, làm cho chúng kiêu căng, mất cảnh giác hoặc
hoang mang, giảm sút tinh thần chiến đấu; cuối cùng đạt được mục đích
không đánh mà giặc hàng, chịu thua. Tư tưởng của Nguyễn Trãi được Bộ
chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, đánh giá cao và trở thành nền tảng tư tưởng lý
luận của khởi nghĩa Lam Sơn.
Từ nhận thức sâu sắc vai trò và sức mạnh của nhân dân, Lê Lợi và
Nguyễn Trãi chủ trương dựa vào dân để xây dựng lực lượng và thực hiện
cuộc khởi nghĩa toàn dân. Theo hai ông, khi đất nước bị quân Minh xâm
lược và thống trị thì tầng lớp chịu nhiều đau khổ nhất chính là “manh lệ”,
“dân đen” ở các làng xã. Vì vậy, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương dựa
vào lực lượng đông đảo này để xây dựng lực lượng: “Giương gậy làm cờ,
dân chúng bốn phương tụ họp”
30
. Quá trình tiến hành khởi nghĩa, Bộ chỉ
huy Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi, đã khuyên dạy quân sĩ rằng: “Dân ta
khổ vì giặc đã lâu, phàm đến châu huyện nào, mảy may không được xâm
phạm”
31
. Do đó, nghĩa quân Lam Sơn đã tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi
của dân chúng: “Quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn
phương dắt díu nhau mà đến theo”
32
, “gạo nước đưa rước, người theo đầy
đường”, “ai ai cũng muốn ra sức đền ân”. Chính nhờ phát huy được sức
mạnh tiềm tàng trong dân chúng, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã có đội nghĩa binh
đông tới 35 vạn quân. Họ là những “manh lệ” bốn phương tụ về “nguyện
đồng lòng hợp sức liều chết vây thành diệt giặc”
33
.