Tư tưởng dựa vào dân, phát động cuộc khởi nghĩa toàn dân là tư
tưởng lớn của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Với tư tưởng đó, nghĩa quân không
chiến đấu cô độc và lẻ loi như quân đội nhà Hồ trước đó, mà phát triển và
lập công trong sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân yêu
nước. Tất nhiên, trong thời đại phong kiến và dưới sự lãnh đạo của giai cấp
phong kiến, khởi nghĩa toàn dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không thể
vượt qua hạn chế của thời đại và giai cấp, không thể đạt đến mức độ triệt để
như khởi nghĩa toàn dân do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nhưng trong thời kỳ
phong kiến, khởi nghĩa Lam Sơn thực sự là một cuộc khởi nghĩa toàn dân
rộng rãi. Thật thế, còn có thể thấy rằng, thế kỷ XV mở đầu với sự ra đời
của tư tưởng khởi nghĩa toàn dân có tính nhân dân sâu sắc với nhận thức
rõ ràng về vai trò của “dân”, nhân dân và dân tộc. Không ngạc nhiên gì, thế
kỷ XV cũng là thế kỷ huy hoàng của chế độ phong kiến ở Việt Nam, với sự
ra đời của một nhà nước phong kiến hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, có
quyền lực rộng khắp, trở thành trung tâm của sự liên kết toàn thể các cộng
đồng trong lãnh thổ Đại Việt bấy giờ. Cũng còn có thể thấy rằng, sự phát
triển của tư tưởng quân sự luôn gắn liền với sự phát triển của các tư tưởng
chính trị, đó là đặc trưng trong lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam.
Thế kỷ XVIII, lịch sử Việt Nam chứng kiến một cuộc khởi nghĩa
toàn dân của một lực lượng từ nhân dân mà ra với những chiến công quân
sự vang dội, làm thay đổi cục diện chính trị bế tắc của toàn dân tộc kéo dài
gần 2 thế kỷ: nghĩa quân Tây Sơn. Với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771-
1789), tư tưởng chỉ đạo hành động lúc đầu xác định là “lấy tiền của, thóc
lúa của bọn nhà giàu chia cho người nghèo”, nên anh em Tây Sơn được
nhân dân địa phương hết lòng ủng hộ, thanh thế ngày càng lớn và lan tỏa
khắp nơi. Để xây dựng được lực lượng không ngừng lớn mạnh, Bộ chỉ huy
Tây Sơn không những thống nhất tư tưởng “tận suất vi binh” (toàn dân
tòng quân) mà còn hết sức quan tâm mối quan hệ giữa nghĩa quân với dân
chúng. Tại buổi lễ tế cờ xuất quân được tổ chức trên đỉnh đèo An Khê,
Nguyễn Nhạc chính thức ban bố 3 điều quân luật, trong đó điều đầu tiên là
“không được xâm phạm tính mạng và tài sản của nhân dân”, nếu vi phạm