Đông Dương. Mặt trận đó là cuộc liên hiệp hết thảy các giai cấp trong toàn
thể dân tộc bị áp bức đặng tranh đấu đòi những quyền lợi hàng ngày cho
toàn dân, chống chế độ thuộc địa vô nhân đạo, để dự bị điều kiện cho cuộc
vận động giải phóng được phát triển... Đồng thời, Mặt trận nhân dân có thể
là cuộc vũ trang tranh đấu dân tộc giải phóng. Có thể thấy, với những nhận
thức đó, Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 7-1936) là sự kiện đánh dấu
bước chuyển biến của Đảng trong việc đánh giá khả năng của các giai cấp,
các tầng lớp nhân dân nhằm “dự bị” cho cuộc giải phóng dân tộc. Đó là sự
trở về với tư tưởng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930). Đến
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (5-1941), Trung ương Đảng bàn về
những vấn đề trọng đại của đất nước dưới ánh sáng tư tưởng Nguyễn Ái
Quốc mà điểm cốt lõi là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Nghị
quyết Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai
cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc... Nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập,
tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”
38
. Đây chính là điểm mấu chốt, là ánh sáng soi
đường cho khởi nghĩa vũ trang trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám mang
tính toàn dân rộng rãi và đó cũng chính là nhân tố cốt lõi bảo đảm cho cuộc
Cách mạng Tháng Tám thực sự là cuộc khởi nghĩa toàn dân tộc. Sau Hội
nghị, Nguyễn Ái Quốc viết lời kêu gọi toàn dân: “Việc cứu quốc là việc
chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách
nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức,
người có tài năng góp tài năng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng
các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh
cũng không nề”
39
.
Tư tưởng khởi nghĩa toàn dân, khởi nghĩa dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin về khởi nghĩa vũ trang. Tư tưởng đó đi vào thực tiễn cách mạng Việt