Nam đã tạo ra sức mạnh vĩ đại và đó là một trong những nhân tố quyết định
bảo đảm cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
III. CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, KẾT HỢP CÁC HÌNH THỨC ĐẤU TRANH
TRONG QUÁ TRÌNH KHỞI NGHĨA
Các cuộc khởi nghĩa chống ngoại bang của nhân dân Việt Nam diễn
ra trong tình thế quân xâm lược đã chiếm đóng Việt Nam và không từ một
thủ đoạn tàn bạo nào để đàn áp, khủng bố nhằm bảo vệ sự thống trị của
chúng. Bởi thế, muốn đập tan cơ cấu quyền lực của địch, giành chính quyền
về tay mình, những người khởi xướng và lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa đều
hết sức chăm lo xây dựng lực lượng vững mạnh, đồng thời chủ trương kết
hợp các hình thức đấu tranh để qua đó vừa rèn luyện dân chúng, phát triển
lực lượng ta, vừa từng bước làm suy yếu lực lượng địch, tạo thời cơ tiến lên
đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng đất nước.
Trong thời kỳ chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc, dựa vào
hình thức tổ chức cộng đồng căn bản lúc bấy giờ là làng bản, các thủ lĩnh
nghĩa quân ra sức xây dựng lực lượng, chiêu tập hiền tài, kêu gọi nhân dân
hưởng ứng khởi nghĩa. Được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, hăng hái tham
gia, nghĩa quân phát triển nhanh chóng, cùng với dân chúng nổi dậy tiến
công đánh thắng quân thù. Điển hình của việc xây dựng lực lượng khởi
nghĩa nhanh và mạnh trong thời kỳ lịch sử đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng. Theo sách Thiên nam ngũ lục và nhiều thần tích thì hưởng ứng lời
kêu gọi của Hai Bà Trưng, chỉ trong 10 ngày đã có 10 vạn người tham gia
khởi nghĩa. Với sức mạnh của dân chúng trong cả nước, chỉ trong hơn một
tháng hoạt động, quân khởi nghĩa đã đập tan ách đô hộ của nhà Đông Hán,
khôi phục nền độc lập tự chủ của đất nước, giữ được chính quyền trong ba
năm. Tuy vậy, trước thế kỷ X, tư tưởng về xây dựng lực lượng không biểu
hiện rõ nét quan hệ giữa vận động nhân dân kết hợp với đào tạo quân đội