chính quy. Tính tự phát và tính địa phương của các lực lượng quân sự trước
thế kỷ X, ngay cả dưới thời Đinh và Tiền Lê, chính là biểu hiện của một
nền chính trị còn chưa được xây dựng với những nền tảng rộng lớn, thống
nhất - đó cũng là hạn chế lớn của lịch sử đối với tư tưởng quân sự trước thế
kỷ X, trước kỷ nguyên phục hưng Đại Việt.
Khởi nghĩa Lam Sơn cũng là một điển hình về xây dựng lực lượng
khởi nghĩa. Những ngày đầu dựng cơ khởi nghĩa, Lê Lợi đã dồn hết tâm
sức và của cải để xây dựng nghĩa quân, ông đã “hậu đãi tân khách, vời hiền
tài, đón người trốn tránh ngầm nuôi kẻ mưu sĩ, bỏ của phát thóc giúp người
cơ bần, nhún lời hậu lễ để thu hào kiệt” (Bia Vĩnh Lăng). Nhờ đó, lực lượng
nghĩa quân ngày càng đông. Nếu như đầu năm 1416. Lê Lợi mới có 18
người thân tín nhất làm lễ thề kết nghĩa anh em ở Lũng Nhai thì đến năm
1418 - năm chính thức phát động cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi đã có hơn 600
người
40
, bao gồm 35 quan võ và một số quan văn, 200 quân thiết đột, 200
nghĩa sĩ, 200 dũng sĩ và 14 thớt voi. Với lực lượng đó, nghĩa quân vừa đánh
du kích vừa xây dựng lực lượng. Khi cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng lớn,
quy tụ được nhiều cuộc khởi nghĩa khác, Lê Lợi và Nguyễn Trãi nhận thấy
rằng cần phải tổ chức quân đội dân tộc. Phương châm xây dựng lực lượng
của hai ông là: “Vỗ nuối sĩ tốt, vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài, sửa rèn
khí giới, luyện tập binh tượng, dạy bảo những phương pháp ngồi, đứng,
tiến, lùi; lại hun đúc điều nhân nghĩa...”
41
. Quan điểm của Lê Lợi và
Nguyễn Trãi là vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, chú trọng huấn
luyện để có tinh binh ngày càng nhiều. Về vấn đề này, Đại Việt sử ký toàn
thư viết: “Vua rèn luyện tướng sĩ, sửa sang khí giới... dạy bảo phép ngồi,
đứng, đánh, đâm; chỉ bảo những thế kỳ, chính, phân, hợp; cho biết hiệu
chiêng, hiệu trống, hiệu cờ. Kỷ luật quân đã nghiêm, khí thế quân lại càng
hăng...”
42
. Nhờ có quan điểm đúng đắn trong việc xây dựng lực lượng, Lê
Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã thực sự xây dựng được lực lượng nghĩa
binh ngày càng lớn mạnh. Từ một đội nghĩa quân nhỏ bé ban đầu ở núi
rừng Thanh Hóa đã trở thành quân đội giải phóng chính quy hùng mạnh có
số lượng lên đến 35 vạn người, bao gồm nhiều đạo tinh binh, có cả quân bộ