Tháng 5-1912, Việt Nam Quang Phục hội được thành lập thay cho
Duy Tân hội được tổ chức từ năm 1904. Việt Nam Quang Phục hội chủ
trương đánh Pháp bằng vũ lực nên quyết định thành lập Quang Phục quân.
Để xây dựng lực lượng, Phan Bội Châu và Hoàng Trọng Mậu đã viết tác
phẩm Việt Nam Quang Phục quân phương lược gồm 4 chương, xác định rõ
tôn chỉ, nghĩa vụ, kỷ luật, kế hoạch thực hiện. Đây là tác phẩm thể hiện rõ
quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang, phác họa mô hình xây dựng quân
đội khác với quân đội triều Nguyễn về lý tưởng chiến đấu, tổ chức biên chế
và tính kỷ luật. Dẫu rằng các điều quy định trong các chương đó không
được thực hiện đầy đủ trong thực tiễn bởi nhiều lý do, trong đó có việc
Phan Bội Châu bị bắt (12-1923), nhưng đã đánh dấu bước nhận thức mới
về xây dựng lực lượng để đánh Pháp.
Tháng 12-1927, sau những nỗ lực vận động của Nguyễn Thái Học
và một số người khác, một tổ chức mới mang tên Việt Nam Quốc dân Đảng
ra đời. Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, trong chương trình hoạt động đầu
tiên (1927), Việt Nam Quốc dân Đảng đã xác định điều kiện khởi nghĩa và
chia quá trình hành động theo ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất, phát triển đảng
viên, xây dựng cơ sở đảng; thời kỳ thứ hai, chú trọng xây dựng lực lượng,
phát triển các đoàn thể quần chúng; thời kỳ thứ ba, tiến hành khởi nghĩa.
Trong Chương trình hành động năm 1929, Việt Nam Quốc dân Đảng chủ
trương tiến hành theo 4 thời kỳ: Thời kỳ phôi thai, đảng sẽ bí mật tập hợp
lực lượng...; thời kỳ dự bị, bí mật chuẩn bị lương thực, vũ khí, quân trang
và vật chất cần thiết...; thời kỳ công khai, tổ chức bãi khóa, bãi công, đánh
đuổi giặc Pháp và tay sai; thời kỳ kiến thiết, lập chính phủ cộng hòa, nâng
cao dân trí, thực hiện tự do, dân chủ
44
. Với bản chương trình hành động sau,
quan điểm xây dựng lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng được bổ sung
hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên trên thực tế. Việt Nam Quốc dân Đảng không
tuân theo các bước đó. Khi quyết định khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc
dân Đảng vẫn chưa vượt qua thời kỳ thứ nhất, tức là thời kỳ tập hợp, xây
dựng lực lượng. Do chưa có lực lượng đông đảo để có thể phối hợp chiến
đấu giữa các vùng, các khu vực khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa do Việt Nam