LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 12

I. LỊCH SỬ CỦA TIẾNG VIỆT

2. Lịch sử của tiếng Việt có thể chia ra làm năm thời kỳ, mỗi thời kỳ

có mỗi đặc tánh.

1) Thời tối cổ : Tiếng Việt trong hồi sơ sinh, chưa chịu ảnh hưởng

nặng nề của tiếng Tàu (thế kỷ III trước J.C.).

2) Thời thượng cổ : Tiếng Tàu tràn nhập thành tiếng Hán-Việt (đến thế

kỷ X).

3) Thời trung cổ : Tiếng Hán Việt bị đồng hóa và thành tiếng lai (đến

thế kỷ XV).

4) Thời cận kim : Tiếng Việt mượn thêm ở tiếng Chàm, Miên, Pháp

(đến thế kỷ XX).

5) Thời kỳ hiện đại (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhứt).

a) Tiếng Việt ở thời tối cổ

3. Đất Việt Nam nằm giữa hai khối dân lớn là Tàu và Ấn, trên ven bể

là đường di cư của những bộ lạc ở các quần đảo Thái Bình Dương. Lại lúc
ban đầu, cả bán đảo Ấn Độ Chi Na, Tây Tạng và miền nam xứ Tàu là vùng
xê dịch của những bộ lạc thuộc về dòng Thái. Khi giống người Việt còn là
một nước chư hầu ở bờ sông Dương Tử bên Tàu, chưa bị người phương
bắc diệt quốc nên phải chạy lánh nạn ở bờ sông Nhĩ Hà, thì trên cõi đất
hiện nay ta gọi là Việt Nam, đã có ba khối dân mà về sau nầy sẽ lập ba
nước nhỏ : phía nam người Thủy Chân Lạp, ở giữa người Lâm Ấp, phía
bắc người Giao Chỉ. Chính là tiếng nói của người Giao Chỉ nầy, sau lắm sự
biến đổi, thành ra tiếng Việt Nam ngày nay, nhờ lấn át được các thổ âm
khác. Ngày nay, ở nhiều chỗ hẻo lánh, hãy còn sót lại những thổ âm ấy.
Nhưng suốt cả, ở đâu người ta đều nói chung tiếng Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.