chiếu công văn, làm tiếng học thừa để dạy các khoa ở nhà trường, và để thi
cử. Sự thất bại chánh trị của Tây Sơn đem lại một cuộc phản động trong
việc dùng chữ nôm. Nhưng tiếng Việt đã trưởng thành rồi, không vì sự
phản động ấy mà mất sức mạnh. Chính là trong buổi nầy những áng văn
kiệt tác xuất hiện và đánh dấu sự thành công mỹ mãn của tiếng Việt.
17. Dưới thời Pháp thuộc, tiếng Việt bị tấn công ráo riết. Sợ bọn sĩ phu
vì nhiễm Hán học mà nuôi chí cần vương, nên chúng bóp hẹp việc dùng
chữ hán trong công văn và trong thi cử. Đến năm 1915 và 1918, có lịnh bãi
bỏ việc thi cử. Còn mặt khác, thì ở các nhà trường công, học trò khi chỉ vừa
biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ thì đã bị bắt buộc học tiếng Pháp rồi. Đó
chẳng qua là chánh sách toan dùng ngôn ngữ mà đồng hóa như dưới nhà
Hán, nhà Đường thuở trước. Song chỉ có một thiểu số thơ lại, vì sanh-kế
phải theo, và một vài « tân hủ nho » nuôi chí làm thơ, viết văn bằng tiếng
Pháp để giành một địa vị trong văn học sử Pháp. Ngoài ra chánh sách đồng
hóa ấy không thành công mảy may nào. Trái lại, sự phát triển của nghề in
đã đem lại cho bình dân rất nhiều sách vở đọc, và nuôi nấng được tiếng
Việt. Còn báo chí, xuất hiện gần đây, truyền thông những cái gì mới lạ xảy
ra ở bốn phương trời, lại thỉnh thoảng đem thêm ít nhiều tiếng mới, và dọn
đường cho giai đoạn sau nầy.
e) Tiếng Việt ở thời hiện đại (từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhứt)
18. Từ cuộc Nga-Nhựt chiến tranh, tinh-thần dân tộc của người Việt
bắt đầu có tánh cách quần chúng. Những chánh đảng, những cuộc biểu tình,
diễn thuyết bắt đầu xuất hiện. Cuộc cách mạng Tàu, cuộc chiến tranh thế
giới, cuộc cách mạng Nga làm cho mọi người phóng tầm mắt mình nhìn
rộng, nhìn xa rồi thấy gì thì thuật lại cho đồng bào. Tư tưởng mới được
đem về nước truyền bá và sách vở hay được dịch.
Cánh thực dân hiểu biết sự lợi hại của tinh thần dân tộc, tìm thế một
mặt để bóp chết các tổ chức, một mặt để xô hoãn lại phong trào. Chính cái
ý định sau nầy khiến chúng cho ra tờ Nam Phong với khẩu hiệu : « Có