LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 22

II. ĐẶC TÁNH CỦA TIẾNG VIỆT

22. Mỗi tiếng nói đều có đặc tánh của nó. Tiếng Việt cũng vậy. Mà nó

còn có nhiều đặc tánh rất quan trọng, làm cho kẻ nào không chủ ý đến đấy,
tất nhiên phải phạm vào sai lầm, nhứt là những người nghiên cứu về từ
ngữ, văn phạm và văn chương Việt Nam. Những đặc tánh nầy thuộc về :

1) Âm hưởng.
2) Nghĩa chữ.
3) Mẹo luật.
4) Nguồn gốc của văn chương.

Vậy ta hãy lần lượt xem xét theo thứ tự nầy.

a) Những đặc tánh về âm hưởng

23. Thoạt nghe, tiếng Việt có đủ tánh cách của một nhạc âm, theo

nghĩa khoa học của danh từ nầy. Nghĩa là có :

1) Ngắn (như tiếng ách), dài (như tiếng hồi),
2) Cao (như tiếng bén), thấp (như tiếng cội),
3) Trầm (tiếng thuộc dấu hỏi), bổng (tiếng thuộc dấu ngã).

Đây là một tánh cách mà nhiều thứ tiếng, từ Diến Điện trở sang qua

Tàu, đều có, hoặc đủ trọn, hoặc một phần. Những tiếng Xiêm La, Lào,
Shan (ở bắc Diến Điện, nam Vân Nam), Tày đen (ở miền sông Bờ), Tày
trắng (ở miền sông Thao), Thổ (ở Cao Bằng), Đioi (ở Quảng Tây), Ahom
(ở Diến Điện), Nùng và Mường, có chung tánh cách ấy với tiếng Việt.
Những tiếng kể trên đây thuộc về dòng tiếng Thái khác hẳn với tiếng Mọi,
Chàm, Cao Mên, Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ là những tiếng không có cao
thấp lên xuống.

24. Trong khi nói chuyện mau lẹ và không chú ý xếp đặt những âm

hưởng lên xuống trầm bổng nầy, thì người Việt phát ra những âm lộn xộn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.