LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 24

Nhưng trong mấy năm gần đây, phong trào thơ mới đặt ra những qui

củ khác. Như trong lối thơ tám chữ :

Nay là lúc mang sức trâu mãnh liệt,

Giẫm gót cày, tàn phá hết ruộng nương,

Khơi mạch sống ở trong lòng đất chết,
Mở đường
lên cho hạt thóc đang ươm.

thì hai tiết đầu của mỗi câu gồm có ba âm, nhưng luật lên xuống vẫn còn
giữ.

Vậy một cuộc « cách mạng » trong thơ văn Việt Nam ắt hẳn có tánh

cách là thay đổi khổ nhạc.

Đó là nói về thơ. Còn về văn xuôi, thì mỗi tác giả tự mình xếp đặt rất

tự do. Viết văn xuôi Việt Nam, vì vậy mà rất khó hay. Nhưng một bài văn
xuôi hay cũng là một bài nhạc hiếm có.

27. Đã là một thứ tiếng mà đặc tánh căn bản thuộc về âm hưởng, thì sự

biến đổi của tiếng Việt cũng ở trong phạm vi âm hưởng. Như khi trước, ta
mượn của Tàu tiếng đãi, và theo dòng thời gian, ta đổi thành tiếng đợi.

Sự thay đổi âm hưởng nầy không phải là không theo những luật lệ gì

cả. Nó theo những định luật mà âm học và ngôn ngữ học đã tìm thấy. Ông
Lê Ngọc Trụ đã trình bày một mớ định luật đã tìm được. Đây không phải là
một tập nghiên cứu về ngôn ngữ học, vậy xin miễn khỏi kể lại hết và xin
chỉ nhắc một vài ví dụ để làm chứng mà thôi :

a) Những âm đổi thành âm gần đó. Như ư, ơ, â thay đổi lẫn nhau trong

tiếng chưn, chơn, chân ; gửi, gởi ; nhơn, nhân. Như ơa thay nhau trong
mơi, mai v.v…

b) Những phụ âm đổi thành phụ âm cùng loại. Như b, m, v thay đổi

nhau trong những tiếng be, ve ; bẹp, mẹp. Như s và th thay đổi nhau trong
những tiếng sơ, thưa, v.v…

c) Những thanh cùng bực thay đổi nhau. Như dấu nặng thay dấu ngã

trong đợi, đãi. Như dấu sắc thay dấu hỏi trong kén, kiển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.