LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 23

nghe thường không thú vị gì, lắm khi đem lại cái cảm giác là như mèo quào
đờn tranh. Nhưng khi để ý xếp đặt lại theo một số luật tối thiểu của âm
nhạc (về hòa âm, về nhịp nhàng), thì những nhạc âm kia tự nhiên cấu tạo ra
một bài nhạc nghe có thú vị ngay.

Vì lẽ căn bản nầy mà mỗi áng văn chương Việt Nam, dầu là văn vần,

dầu là văn xuôi, đều có nhạc điệu riêng của nó.

25. Những luật tối thiểu để xếp đặt các âm nhạc kia thành có nhạc điệu

lại không khó khăn rắc rối gì nhiều, thành ra mỗi người có thể chủ ý một
chút là làm được. Ta thử lấy một ví dụ.

Đại loại, tiếng Việt chia làm hai bực. Bực trên lấy tiếng không dấu làm

căn bản, bực dưới lấy tiếng có dấu huyền làm căn bản. Hai thứ âm căn bản
nầy gọi là âm bình. Ngoài ra, cả thảy đều gọi là âm trắc. Bây giờ ta xem lối
xếp đặt theo một điệu thông thường nhất là điệu « lục bát », như trong hai
câu :

Trăm năm trong cõi người ta.

Chữ tài, chữ mạng khéo là ghét nhau.

nếu ta không chủ ý đến những âm lẻ, mà chỉ chủ ý đến âm chẵn, thì ta thấy
rằng :

b – t – b

b – t – b – b

Đó là một khổ nhạc mà bao nhiêu lời thơ phải phả vào. Và trong văn

chương Việt Nam chỉ có mấy khổ nhạc như thế mà thôi.

26. Từ Hàn-Thuyên bày Hàn luật đến nay, người ta hay theo những

qui củ nầy :

1) Một tiết chỉ có hai âm, âm trước không kể, âm sau định giá trị cho

tiết là bình hay trắc.

2) Trong một câu, một tiết bình thì sang qua một tiết trắc, lên xuống

đều nhau như luồng sóng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.