LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 33

vậy : nó ở trong khối cây viết mực. Chữ thứ ba lại tả một hành động và lãnh
chức vụ của một động từ theo lối Âu. Còn chữ thứ tư chỉ dùng để thêm
nghĩa cho bài thi.

Vậy thì chữ viết ở đây không thể sắp theo một tự loại nào, và trong từ

điển cũng không thể chua bên cạnh tự loại nào cả.

49. Tùy theo ngôi thứ của tiếng nằm trong câu mà nó có một chức vụ

rõ rệt. Chức vụ nầy bắt buộc nó có một ý nghĩa đương xứng.

Người ta có thể so sánh mỗi tiếng trong tiếng Việt như là một người

trong một phường hát, mỗi câu như là một vở kịch. Tùy theo vở kịch mà
người ta phải chọn đào kép thích ứng để đóng tuồng. Rồi tùy theo mỗi vai
trò mà các tiếng phải đến ngôi thứ của nó theo những qui củ rành rẽ. Lắm
khi, một tiếng lại được dùng nhiều lần, mỗi lần với một vai trò, một ý nghĩa
khác, thì cũng như có vở kịch mà một người có thể đóng vai nầy rồi đóng
vai khác vậy.

50. Thế thì nguyên tắc căn bản của mẹo luật tiếng Việt là nguyên tắc

chức vụ, dựa theo ý mà định vai trò và chọn lời để diễn tả, chớ không theo
nguyên tắc thể dạng của các thứ tiếng khác.

Nguyên tắc nầy đi thẳng từ ý đến lời, khỏi phải bị những phạm trù rắc

rối ràng buộc. Vì vậy mà tiếng Việt có những mẹo luật dễ dàng, rõ ràng,
hợp lý. Đó là một lẽ làm cho tiếng Việt, dầu có biến đổi, không đến nỗi quá
chừng như các tiếng nói khác. Và cũng là cái lý của sự trường tồn của nó,
mặc dầu bị ảnh hưởng đồng hóa của tiếng Tàu, đại diện cho một quyền lực
mạnh mẽ và một văn hóa cao đẹp hơn.

d) Những đặc tánh về nguồn gốc của văn chương Việt Nam

51. Ở xứ khác, văn chương thường có gốc cỗi nơi sự cố gắng của các

tầng lớp quý tộc trưởng giả muốn sáng tác để tạo cho dân mình một vẻ xinh
tươi riêng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.