LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 121

Will Durant

Lịch sử văn minh Ấn Độ

Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG III (B)

III. HOÀNG KIM THỜI ĐẠI

Các cuộc xâm lăng – Các vua Kushan – Đế quốc Gupta – Pháp Hiển qua

Ấn Độ - Văn học phục hưng – Hung Nô vô Ấn Độ - Harsha đại độ - Huyền

Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh

Suốt một thời gian gần sáu trăm năm từ khi vua Açoka băng cho tới khi Đế
quốc Gupta thành lập, các kí tái và tài liệu Ấn Độ rất hiếm, thành thử cả
một đoạn sử còn chìm trong bóng tối. Như vậy không có nghĩa rằng thời đó
là thời các nhà cầm quyền theo chính sách ngu dân; nhiều trường Đại học
như trường Taxila vẫn tiếp tục hoạt động, trong khi ở Tây Bắc Ấn Độ, ảnh
hưởng của Ba Tư về kiến trúc, của Hi Lạp về điêu khắc, gây nên được một
nền văn minh phồn thịnh theo dấu vết của vua Alexandre. Hai thế kỉ thứ II
và thứ I trước Công nguyên, các dân tộc Syrie, Hi Lạp, Scythe tràn vào
miền Pendjab, làm chủ miền này và tạo nên nền văn minh Hi Lạp –
Bactriane

[1]

tồn tại ba trăm năm. Ở thế kỉ thứ I kỉ nguyên mà chúng ta có

óc hẹp hòi gọi là kỉ nguyên Ki Tô, một bộ lạc ở Trung Á, bộ lạc Kushan,
cùng một huyết thống với dân tộc Thổ (Turc), xâm chiếm Kaboul, rồi từ đô
thị đó, thống ngự lần lần tất cả miền Tây Bắc Ấn Độ và một phần lớn
Trung Á. Dưới triều vua Kanishka, ông vua hùng cường nhất của họ, nghệ
thuật và khoa học rất tấn bộ, ngành điêu khắc Hi lạp – Phật giáo sản xuất
được vài công trình đẹp nhất; ngành kiến trúc cũng tạo được những đền đài
rực rỡ ở Peshawar, Talixa và Mathura. Charaka có công lớn với Y khoa,
còn Nagarjuna và Ashvaghosha đặt cơ sở cho phái Mahayama (Đại thặng
hoặc Đại thừa), nhờ đó mà đạo Phật truyền bá mạnh ở Trung Hoa và Nhật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.