Will Durant
Lịch sử văn minh Ấn Độ
Người dịch: Nguyễn Hiến Lê
CHƯƠNG III (C)
VII. ĐẠI VƯƠNG AKBAR
Tamerlan – Babur – Humayun – Akbar – Cách trị dân của ông – Tính tình
ông – Che chở nghệ thuật – Mê triết lí – Có thiện cảm với Ấn giáo và Ki
Tô giáo – Tôn giáo mới của ông – Những ngày cuối cùng trong đời ông
Chính quyền nào thì cũng hủ hoá vì như Shelley đã nói, quyền hành làm
đồi truỵ những cái gì đụng chạm tới nó. Những lạm dụng thái quá của các
vua Delhi riết rồi làm cho toàn dân – chẳng những dân Ấn mà cả dân Hồi
nữa – oán ghét họ. Khi một bọn xâm lăng mới cũng từ phương Bắc xuống –
luôn luôn như vậy – thì các vua Hồi bị đánh bại một cách dễ dàng cũng y
như hồi xưa dân Ấn bị họ đánh bại.
Người thắng họ đầu tiên là Tamerlan – gọi là Timur-i-lang thì đúng hơn –
một người Thổ cho Hồi giáo là một lợi khí chiến tranh và tự xưng là hậu
duệ của Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) để được rợ Mông Cổ giúp sức.
Khi đã chiếm được ngai vàng xứ Samarcande, ông ta muốn vơ vét cho
được nhiều vàng hơn nữa và một hôm nghĩ ra rằng Ấn Độ hãy còn đầy bọn
tà giáo, nghĩa là chưa theo Hồi giáo. Các tướng lãnh của ông biết sự dũng
cảm của bọn Hồi, nên còn do dự, tâu với ông rằng tụi tà giáo đó [tức dân
Ấn] đương ở dưới cái ách của Hồi giáo rồi. Các Mullah
thuộc làu làu
kinh Coran [Thánh kinh của Hồi giáo] bèn đọc một thánh thi, thiên khải:
“Ôi, Giáo Tổ [tức Mahomed], phải đem quân tấn công tụi tà giáo không thờ
ta đi, trừng trị chúng thật gắt đi”. Thế là Timur-i-lang nghe lời Chúa dạy,
vượt sông Indus, tàn sát hoặc bắt làm tù binh hết thảy những kẻ nào không
trốn thoát, đánh tan đạo quân của vua Hồi Mahmud Tughlak, chiếm Delhi,
thản nhiên hạ sát trăm ngàn tù binh, cướp bóc tất cả các của cải mà triều đại
A Phú Hãn
đã tích luỹ, rồi trở về Samarcande với một đoàn phụ nữ, nô