LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 15

tàn của phương Tây. Ở nước ta chưa có sử gia nào so sánh với những nhà
đó được, nhưng Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú vẫn còn đáng làm gương cho
chúng ta và nếu được sanh ra ở một nước như Trung Hoa chẳng hạn thì sự
nghiệp hai vị đó chưa chắc đã kém ai.

Hiện nay hai sử gia nổi danh nhất thế giới là Toynbee (1889…)

[2]

với bộ

A Study of History (Khảo luận về Sử) và Will Durant với bộ The Story of
Civillisation
(Lịch sử Văn minh). Toynbee là một sử triết gia, có phần sâu
sắc hơn Durant, Durant cổ điển hơn, nhằm mục đích phổ biến hơn, như
H.G. Wells, tác giả bộ Lịch sử Thế giới, nhưng công trình của ông lớn lao
hơn của Wells nhiều, và mặc dầu tính cách khác nhau, đáng được đặt ngang
hàng với công trình của Toynbee.

*
* *

William James Durant (thường gọi là Will Durant) sanh năm 1885

[3]

(hơn

Toynbee 4 tuổi) ở North Adams, tiểu bang Massachusettes, trong một gia
đình gốc Pháp – Gia Nã Đại, đậu cử nhân triết ở trường Saint Peter, làm
phóng viên cho tờ New York Evening Journal, rồi tuân theo lời cha mẹ vô
Chủng viện Seton Hall học thêm bốn năm nữa, nhưng tự xét không hợp với
với nghề mục sự, ông thôi học, ra làm hiệu trưởng trường Labor Temple
School ở New York, tại đó ông dạy triết và sử trong mươi ba năm cho
những người lớn có nghề nghiệp muốn trau giồi thêm kiến thức. Hạng học
viên đó chỉ chịu ngồi nghe nếu bài giảng hấp dẫn, ông phải soạn bài thật kĩ,
bỏ những chi tiết rườm, nhấn mạnh vào những điểm chính, tổng hợp lại cho
họ nắm được đại cương, nhờ vậy ông luyện được một lối trình bày sáng
sủa, giản dị.

Đồng thời, ông học thêm về sinh lí và triết học ở Đại học Columbia, đậu
Tiến sĩ Triết năm 1917, rồi dạy Triết cũng ở Đại học đó một năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.