Độ hồi xưa ra sao.
Aureng-Zeb làm cho một số người Ấn nhút nhát phải cải giáo theo đạo Hồi,
nhưng triều đại và quốc gia của ông vì ông mà suy vong, đành rằng có một
số người theo đạo Hồi sùng bái ông như thánh, nhưng hằng triệu, hằng triệu
người Ấn vì sợ quá mà phải câm miệng chứ vẫn cầu nguyện thầm cho ông
mau chết, coi ông như một con quỉ và trốn chui trốn nhủi khi thấy bóng bọn
quan đi thu thuế. Dưới triều đại Aureng-Zeb, đế quốc Mông Cổ đạt tới mức
thịnh nhất ở Ấn Độ và lan rộng tới miền Deccan; nhưng sự cường thịnh đó
không đâm rễ sâu vào lòng dân nên khi bị quân thù hơi mạnh tấn công thì
nó tan rã liền. Chính Aureng-Zeb trong mấy năm cuối đời nhận thấy óc hẹp
hòi, ngu tín của mình đã làm hại sự nghiệp của tổ tiên. Mấy lời ông viết
trên giường bệnh trước khi chết thực ai oán:
Ta không biết ta là ai, ta đi đâu, và kẻ đầy tội lỗi này sẽ chịu những hình
phạt nào… Ta sống mà không ích lợi gì cho ai cả. Chúa ở trong lòng ta mà
cặp mắt mờ ám của ta không thấy hào quang của Ngài… Ta không còn
chút hi vọng gì ở tương lai nữa. Cơn sốt đã hạ, nhưng ta chỉ còn da bọc
xương… ta đã mắc nhiều tội quá, và ta không biết sẽ bị hành hạ ra sao. Ta
chúc các người khỏi bị Chúa trừng trị.
Ông ra lệnh làm đám tang cho ông cực kì đơn giản, khăn liệm đừng tốn quá
bốn ru-pi [tiền Ấn], tức số tiền công ông khâu mũ chụp. Quan tài chỉ phủ
một tấm vải thô. Ông đã chép kinh Coran, tiền công được ba trăm ru-pi,
ông để lại hết cho người nghèo. Chết hồi tám mươi chín tuổi, kiếp trần của
ông đã kéo dài quá lắm.
Ông chết rồi, chỉ mười bảy năm là đủ cho đế quốc của ông tan tành. Sự tàn
bạo của Jehangir, thói xa xỉ phung phí của Jehan và tinh thần cuồng tín, cố
chấp của Aureng-Zeb đã làm cho dân chúng xưa trung thành với Akbar nay
đâm oán triều đại Mông Cổ. Thiểu số theo Hồi giáo bị khí hậu nóng quá
làm cho thần kinh và thể chất suy nhược, không còn hăng hái chiến đấu