LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 159

Will Durant

Lịch sử văn minh Ấn Độ

Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG IV

ĐỜI SỐNG DÂN CHÚNG

I. NGUỒN LỢI

Rừng – Canh nông – Mỏ - Tiểu công nghệ - Thương mại – Tiền tệ - Thuế

má – Nạn đói – Giàu và nghèo

Đất đai Ấn Độ không thích hợp cho sự phát sinh một nền văn minh. Một
phần lớn là sơn lâm mà chúa tể là sư tử, cọp, voi, rắn; có một số ít người thì
đều là bọn tinh thần cá nhân rất mạnh, ẩn cư, khinh văn minh có phần còn
hơn Jean Jacques Rousseau. Về phương diện sinh sống, Ấn Độ phải chiến
đấu với các mãnh thú hằng mấy thế kỉ, trong khi đó xảy thêm nhiều bi kịch
về kinh tế và chính trị. Akbar đã phải giết cọp ở chung quanh Mathura và
bắt voi rừng ở những nơi mà hiện nay khó kiếm ra được một con. Thời
Veda, đi trên đường bất kì nơi nào ở Bắc Ấn và Trung Ấn cũng có thể đụng
đầu với sư tử, ngày nay giống đó cơ hồ đã bị diệt hết trên bán đảo rồi.
Nhưng người Ấn vẫn phải chiến đấu hoài với rắn và sâu bọ; năm 1926
khoảng hai ngàn người Ấn bị thú dữ vồ (trong số thú dữ đó có 875 con cọp)

[1]

và hai chục ngàn người chết vì rắn cắn.


Người chiếm được đất, đuổi được thú dữ, đi tới đâu thì khai phá ngay tới
đó; trồng lúa, đậu, kê, rau và cây trái. Trong một phần lớn lịch sử, dân Ấn
đã sống thanh đạm bằng rau mà để thịt, cá, gà cho hạng tiện dân

[2]

và các

người giàu có

[3]

. Để gia vị mà có lẽ cũng để tráng dương, họ dùng nhiều

cà ri, gừng, đinh hương, hồi hương, quế và các thứ hương liệu khác. Và
chính vì người Âu cũng thích những hương liệu ấy, muốn đến tận nơi sản
xuất để kiếm cho nhiều, nên vô tình tìm ra được một lục địa: châu Mĩ. Thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.