LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 20

đại, tài liệu rất dồi dào, soạn rất công phu: đời sống, hành vi cùng tư tưởng
và sự nghiệp các danh nhân như Léonard de Vinci, Mozart, Voltaire,
Rousseau, Goethe được chép lại rất đầy đủ, mỗi nhà từ 30 đến 100 trang.

Tác phẩm được hoan nghênh nhiệt liệt, các trường Đại học ở Mỹ đều
khuyên sinh viên đọc để mở mang kiến thức. Nhà Payot ở Pháp đã nhờ sáu
người dịch từ mười lăm năm trước; nhà Rencontre ở Lausanne (Thuỵ Sĩ)
cuối năm 1970 mới in xong toàn bộ bản tiếng Pháp gồm 33 cuốn

[7]

, như

vậy mỗi cuốn bản tiếng Anh gồm ba hoặc bốn cuốn bản tiếng Pháp.

Trước sau ông bà đã bỏ ra 39 năm (1929-1967) để thực hiện công trình,
không kể những năm ông kiếm tài liệu khi còn học ở Đại học Columbia.

Trong non bốn chục năm đó, ông bà chỉ mong đến ngày viết xong được
hàng cuối cùng để được nghỉ ngơi. Nhưng khi ngày đó tới thì ông bà lại
thấy đời như trống rỗng: thiếu một mục đích là đời mất một hướng đi, một
ý nghĩa. Ai đã cầm bút viết luôn mấy chục năm đều có tâm trạng đó: bỏ cây
bút xuống là thấy buồn. Ta thấy nỗi buồn đó của ông bà trong lời chào
chúng ta:

“Chúng tôi xin cảm ơn các vị đã theo dõi chúng tôi trong bao nhiêu năm
nay, cùng đi một khúc đường hoặc trọn khúc đường với chúng tôi. Suốt thời
gian đó, không lúc nào chúng tôi quên các vị đó cả. Bây giờ thì chúng tôi
xin vĩnh biệt”.

*
* *

Trong cuốn Bài học lịch sử, độc giả sẽ thấy trong đó những ý kiến của ông
bà Durant về lịch sử, nhưng chúng tôi có thể thưa trước rằng: ông bà vào
hàng những học giả có tinh thần nhân bản rất cao, không kỳ thị chủng tộc,
ghét chiến tranh, ghét bọn thực dân xâm lăng mà ông gọi là bọn ăn cướp,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.