Ở đầu bộ, sau khi trình bày các điều kiện địa lý, chủng tộc, kinh tế, tâm lí…
của văn minh, ông cảnh cáo chúng ta rằng một nền văn minh có thể bị tàn
rụi vì nhiều nguyên nhân: một đại tai biến về địa chất hoặc một thay đổi đột
ngột về khí hậu, một bịnh dịch lan tràn dữ dội mà không biết cách ngăn
chặn, một sự khai thác quá mức làm cho đất đai cằn cỗi, một sự suy giảm
về nguồn lợi thiên nhiên, một sự thay đổi về luân lí, trí tuệ, hậu quả của sự
lao lực hoặc của một đời sống quá kích thích, truỵ lạc, một triết lí bi quan
hoặc sự tập trung của cải vào một số người… cũng có thể làm hại cho văn
minh. Dân tộc nào cũng vậy, nhờ sống khắc khổ mà thịnh lên rồi vì quá
hưởng lạc mà suy tàn, bị tiêu diệt.
Nghe lời cảnh cáo đó chúng ta nhớ lời Valéry: “Bây giờ chúng ta biết rằng
văn minh nào cũng có thể chết được” và chúng ta giật mình: trong những
nguyên nhân kể trên, xã hội ta trong mấy chục năm nay, đã mắc phải biết
bao nguyên nhân rồi mà có người còn vô tình hay cố ý đào thêm cái huyệt
để tự chôn mình nữa, hô hào sự tàn sát, khuyến khích sự truỵ lạc, tập trung
của cải vào một thiểu số khiến cho đại đa số mỗi ngày một điêu đứng, cạn
hết sinh lực…
Gọi Toynbee là một sử triết gia thì phải gọi Durant là một sử luân lí gia,
ông là người phương Tây mà rõ ràng có cái tinh thần sử gia Đông Á. Xin
độc giả nghe ông phê bình đạo Khổng:
“Chỉ trong đạo Ki-tô và đạo Phật chúng ta mới thấy có sự hùng tâm gắng
nhân-văn-hoá cái bản chất của con người như đạo Khổng.
Ngày nay cũng như ngày xưa, dân tộc nào bị cái nạn giáo dục thiên về trí
dục quá mà đạo đức suy đồi, tư cách của cá nhân cũng như tập thể kém
quá thì không thể có phương thuốc nào công hiệu hơn là cho thanh niên
được thấm nhuần đạo Khổng.
Nhưng chỉ một triết lí của Khổng học thôi, chưa đủ. Nó rất thích hợp với