Vichnou và thần Shiva hợp với ngài thành một bộ ba – chứ không phải là
tam vị nhất thể. Vichnou là một vị thần nhân ái, một ông thiện, luôn sẵn
sàng giáng trần để cứu nhân độ thế. Krishna thường là hoá thân của ông,
sinh trong khám, làm những việc oanh liệt phi thường không thua các nhân
vật tiểu thuyết để cứu người điếc, người mù, an ủi người cùi, bênh vực kẻ
nghèo và cải tử hoàn sinh những người chết. Ông có một đệ tử thân tín,
Arjuna, và gặp mặt Arjuna, ông luôn luôn biến hình đổi dạng. Có người
bảo ông bị tên mà chết, có người lại bảo ông bị đóng đinh lên thân cây.
Chết rồi, ông xuống địa ngục rồi lên thiên đường, rồi tới ngày tận thế ông
sẽ trở xuống để xử kẻ sống và người chết.
Người Ấn cho rằng đời sống cũng như vũ trụ, qua ba giai đoạn liên tiếp:
sinh, trưởng rồi diệt. Vì vậy có ba thứ thần: thần Brahma, đức Sáng tạo;
thần Vichnou, đức Bảo tồn; và thần Shiva, đức Huỷ diệt: đó là Tri-murti
, tức “ba hình thức” mà tất cả các người Ấn, trừ những tín đồ Jaïn [và
Có hai phái: phái tôn thần Vichnou và phái tôn thần Shiva. Hai phái đó hoà
thuận với nhau và đôi khi cúng tế chung trong một ngôi đền; còn các Bà La
Môn luôn luôn thận trọng, được đa số dân chúng theo, thờ cả hai vị thần đó
ngang nhau, không thiên vị nào. Mỗi buổi sáng, tín đồ phái tôn Vichnou vẽ
lên trán bằng thổ hoàng (ocre)
dấu hiệu của Vichnou; còn tín đồ phái
tôn Shiva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò cái, hoặc
đeo ở cánh tay, ở cổ cái linga, tượng trưng dương vật.
Sự thờ phụng thần Shiva đáng kể là cổ nhất trong Ấn giáo mà đồng thời
cũng là một yếu tố thâm thuý nhất, ghê gớm nhất. Ông John Marshall bảo ở
Mohenjo Daro có những “dấu vết không cãi được” của sự thờ phụng Shiva:
có một cái tượng nhỏ của Shiva ba đầu và có ba cái cột nhỏ bằng đá mà ông
cho là tượng trưng dương vật. Rồi ông kết luận: “Như vậy sự thờ phụng
Shiva là tôn giáo cổ nhất thế giới”