LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 200

đã gây một tinh thần tôn giáo làm nẩy nở một giai đoạn đẹp đẽ nhất của
nghệ thuật Đông phương

[12]

. Cũng như Ki Tô giáo, đạo Phật ra khỏi xứ

rồi mới phát triển rực rỡ nhất. Ta nên nói thêm rằng đạo đó thắng lợi như
vậy mà không hề làm đổ một giọt máu.

II. CÁC THẦN LINH MỚI


Ấn giáo – Brama, Vichnou, Shiva – Krishna Kali – Các thần thú vật – Thần
Bò cái – Phiếm thần giáo và nhất thần giáo.

Từ nay Ấn giáo thay thế Phật giáo, sự thực nó không phải là một tôn giáo,
có thể nói thêm rằng: nó không phải chỉ là một tôn giáo; nó là một mớ lộn
xộn gồm đủ các tín ngưỡng, các nghi thức cúng vái mà tín đồ và các người
chủ tế chỉ có bốn điểm này chung với nhau: họ đều công nhận chế độ tập
cấp mà tập cấp cao nhất là t ập cấp Bà La Môn; họ cùng thờ Bò cái; cùng
tin luật Karma và thuyết luân hồi; sau cùng họ đã thay các thần cũ trong
các kinh Veda bằng những thần mới. Một phần những tín ngưỡng đó đã có
từ trước thời Veda, và đã tồn tại được; một phần khác gồm những nghi thức
và thần linh, huyền thoại, dị đoan cũng do các tu sĩ Bà La Môn gom góp
nhưng không có trong các Thánh kinh và hầu hết là trái ngược với tinh thần
trong các kinh Veda; tất cả cái mớ hổ lốn đó được tinh thần tôn giáo Ấn Độ
nhào lộn lại chính trong thời đại mà uy tín của Phật giáo suy nhược. Các
thần của Ấn giáo có đặc điểm này là có quyền uy rất lớn, có khả năng tri và
hành phi thường, vì dáng vóc, cơ thể mạnh quá, “tràn” ra, mọc thêm ra.
Chẳng hạn thần Brahma thời đại này có tới bốn mặt, thần Kartikeya có sáu
mặt, thần Shiva có ba mắt, thần Indra có ngàn mắt và hầu hết các vị thần đó
đều có bốn cánh tay. Thần Brahma là chúa tể của các vị thần đó nhưng ngài
ngự trị một cách lơ là, hơi khuất mặt, tránh sự thờ phục của dân chúng,
cũng tựa thái độ của các ông vua lập hiến ở châu Âu hiện nay. Thần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.