cho các kinh Veda thành căn bản của tư tưởng Ấn Độ và từ đó Phật giáo
mất địa vị lãnh đạo tinh thần ở Ấn.
Tuy nhiên đòn tối hậu không phải tự đạo Bà La Môn mà tự ngoại nhân tung
ra và có thể nói là chính Phật giáo đã tự gây hoạ cho mình. Uy tín của
Sangha (Tăng Già) đã thu hút vua Açoka và dòng dõi quí phái nhất của giới
Magadha (tức những người mà mẹ thuộc tập cấp kshatriya, cha thuộc tập
cấp vaisya), mà tạo thành một tăng lữ độc thân yêu hoà bình; ngay thời
Phật Tổ đã có vài nhà ái quốc than rằng “tăng sĩ Gautama khuyến khích
người ta đừng sinh con đẻ cái nữa, như vậy các gia đình sẽ tuyệt tự mất”.
Sự phát triển của Phật giáo và chế độ tăng viện ở đầu kỉ nguyên một mặt,
sự chia rẽ về chính trị mặt khác, cả hai đều làm cho sức chống cự của Ấn
suy đi và Ấn dễ bị ngoại nhân xâm lăng. Khi người Ả Rập vô cõi, nóng nảy
muốn truyền bá một nhất thần giáo giản dị, khắc khổ, trông thấy các nhà sư
biếng nhác, ham tiền, sống nhờ lòng mê tín của các tín đồ ngu xuẩn thì họ
chẳng những khinh bỉ ra mặt mà còn thấy gai mắt, cho phá hết các chùa
chiền, giết hàng ngàn nhà sư, mà dân chúng ngại không còn ai muốn đầu
Phật nữa. Những kẻ sống sót bị đạo Bà La Môn thu hút trở lại, thế là tôn
giáo chính thống thời xưa tiếp nhận các người theo “tà giáo” đã biết hối
hận, và “đạo Bà La Môn thân thiện bóp chết Phật giáo”. Đạo Bà La Môn
bao giờ cũng khoan dung: lịch sử các cuộc thịnh suy, lên xuống của đạo
Phật và cả trăm giáo phái khác đầy những chuyện tranh biện, gây lộn,
nhưng tuyệt nhiên không có một vụ tàn sát nào cả. Trái lại, đạo Bà La Môn
còn nhận Phật Tổ là một vị thần – hoá thân của thần Vichnou – thành thử
có vẻ khuyến khích người con hoang [Phật tử] trở về mái nhà cũ [đạo Bà
La Môn]; không những vậy còn chấp nhận thuyết của Phật cho rằng mọi
sinh vật đều thiêng liêng, do đó cấm sự giết súc vật để tế thần; thế là sau
năm trăm năm suy lần, đạo Phật biến mất ở Ấn Độ một cách êm ái, ôn hoà
.
Nhưng đạo Phật đã lan tràn tới khắp các xứ khác ở Á châu. Giáo lí, nghệ
thuật, văn học của nó truyền qua đảo Tích Lan, bán đảo Mã Lai ở phía