. Cũng như trong các giáo phái Ki Tô ở miền Địa Trung Hải,
các vị Bồ Tát đó được dân chúng thờ phụng tới nỗi át hẳn Phật Tổ trong sự
lễ bái cũng như trong nghệ thuật. Rồi người ta cũng thờ Phật tích, Phật cốt,
cũng dùng nước dương, đốt nhang, đèn, lần tràng hạt, dùng mọi thứ trang
sức thuộc về giáo hội, cũng dùng một tử ngữ
trong các kinh kệ, rồi tăng
ni phải xuống tóc, phải ở độc thân, phải trường trai, phải tụng kinh sám hối,
cũng phong thánh những người tử vì đạo, cũng tạo ra tĩnh-tội-giới, cũng
tụng kinh siêu độ cho người chết, tóm lại là Phật giáo Đại Thặng có đủ
những hình thức lễ nghi của Ki Tô giáo thời Trung cổ, và hình như nhiều
hình thức lễ nghi của Ki Tô đã mượn của Phật giáo
. Thành thử Đại
Thặng đối với Tiểu Thặng tức Phật giáo nguyên thuỷ cũng tựa như Công
giáo đối với đạo Khắc Kỉ và Ki Tô giáo nguyên thuỷ. Phật Tổ, cũng như
Luther sau này, đã tưởng lầm rằng nghi thức – một thứ bi kịch tôn giáo – có
thể thay bằng những lời thuyết pháp và dạy luân lí; vì vậy mà một thứ Phật
giáo nhiều thần thoại, phép màu, lễ bái, có vô số các vị thần thánh làm
trung gian giữa tín đồ và Đấng Tối Cao, đã thắng Phật giáo nguyên thuỷ,
cũng như Công giáo đa sắc thái, chú trọng tới bề ngoài đã thắng Ki Tô giáo
giản dị, nghiêm khắc thời nguyên thuỷ và thắng đạo Tin Lành thời cận đại.
Chính vì dân chúng thích đa thần giáo, thích phép màu và huyền thoại mà
làm cho Phật giáo nguyên thuỷ suy tàn, rốt cuộc chính Đại Thặng cũng bị
linh lạc ngay trên đất Ấn Độ nữa. Vì nói theo cái giọng các sử gia làm khôn
hơn cổ nhân
– Phật giáo mượn của Ấn giáo các huyền thoại và các lời
thần, lần lần lấp được cái hố giữa hai tôn giáo thời nguyên thuỷ và người ta
có thể biết trước được rằng tôn giáo nào đâm rễ sâu trong dân chúng nhất,
hợp với nguyện vọng của quần chúng nhất, sau cùng, có những nguồn lợi
kinh tế lớn nhất, được chính quyền ủng hộ nhất, sẽ nuốt được tôn giáo kia.
Tức thì cái lòng tin dị đoan nó chính là da thịt, khí huyết của loài người, từ
tôn giáo cũ truyền qua tôn giáo mới, tới nỗi những lễ nghi về sự thờ phụng
dương vật của các giáo phái Shakti cũng thấy xuất hiện trong đạo Phật nữa.
Các tu sĩ Bà La Môn vốn kiên nhẫn vô cùng, lần lần phục hồi được uy tín
và lại được nhà vua bảo hộ, và rốt cuộc, triết gia trẻ tuổi Shankara, lại làm