LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 195

Will Durant

Lịch sử văn minh Ấn Độ

Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG V

THIÊN ĐƯỜNG CỦA THẦN LINH

Không có một xứ nào mà tôn giáo có thế lực và đóng một vai trò quan
trọng bằng ở Ấn Độ. Người Ấn sở dĩ dễ chấp nhận sự thống trị của ngoại
nhân một phần vì họ không cần biết những kẻ thống trị họ thuộc giống
người nào; họ cho tôn giáo mới là cốt yếu, chứ không phải chính trị; linh
hồn mới là chính, chứ không phải thể xác; các kiếp sau mới là vô tận chứ
kiếp này chỉ là phù du! Khi vua Akbar đã thành một vị thánh và gần như
theo Ấn giáo, thì mọi người đều thấy sức mạnh phi thường của tôn giáo, cả
những người phản đối nó nhất. Ngày nay, chính là một vị thánh

[1]

chứ

không phải một chính khách, một nhà cầm quyền, đã thống nhất được Ấn
Độ, mà sự thống nhất đó là lần đầu tiên trong lịch sử họ.

I. THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG CỦA ĐẠO PHẬT


Thời cực thịnh của đạo Phật – Tiểu thặng và đại thặng – Mahayana – Đạo
Phật, đạo khắc kỉ và đạo Ki Tô – Đạo Phật suy vi – Đạo Phật truyền qua:
Tích Lan, Miến Điện, Turkistan, Tây Tạng, Cao Miên, Trung Hoa và Nhật
Bản.


Vua Açoka mất được khoảng hai trăm năm thì đạo Phật đạt tới mức độ cực
thịnh ở Ấn Độ. Thời gian phát triển của đạo đó, từ triều đại Açoka tới triều
đại Harsha, cũng chính là hoàng kim thời đại của tôn giáo về nhiều phương
diện. Nhưng Phật giáo thời thịnh đó không còn là đạo của Phật Tổ nữa, mà
có thể nói là đạo của Subhadda

[2]

, người đệ tử đã phản kháng lại Ngài khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.