LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 205


Nhưng người Ấn cho rằng không có con vật nào thiêng liêng bằng con bò
cái. Trong các đền chùa, trong các tư gia, ngay cả tại những chỗ công cộng,
đâu đâu cũng thấy hình và tượng bò mộng; lớn nhỏ đủ cỡ và đúc, nặn, khắc
bằng đủ vật liệu; nhưng chính con bò cái mới được toàn thể dân chúng quí
trọng, thờ phụng nhất; nó nghênh ngang đi giữa đường phố trong châu
thành; phân của nó được dùng để đốt hoặc để làm một thứ thuốc cao linh
nghiệm; nước tiểu của nó có tính cách linh thiêng, tẩy được mọi ô uế ở
ngoài cũng như ở trong cơ thể. Người Ấn (dĩ nhiên không kể những người
Hồi giáo ở Ấn) không khi nào chịu ăn thịt nó, dùng da nó làm nón, găng
tay, giày dép; khi nó chết người ta làm lễ táng nó một cách long trọng theo
nghi thức tôn giáo. Có lẽ xưa kia một nhà cầm quyền nào đó đã tạo ra sự
cấm kị đó để cho dân Ấn, mỗi ngày mỗi tăng, có đủ bò kéo cày; ngày nay ở
Ấn cứ bốn người dân thì có một con bò cái. Người Ấn cho rằng yêu bò cái,
không ăn thịt nó, là điều rất hữu lí, cũng như yêu chó mèo, không ăn thịt
chó mèo vậy; nhưng có điều này chua chát, mỉa mai là các tu sĩ Bà La Môn
cấm giết bò cái, cấm làm đau đớn con giun, cái kiến, mà đồng thời lại
khuyên người ta thiêu sống các quả phụ. Sự thực trong lịch sử, dân tộc nào
cũng đã thờ loài vật, và nếu đã phải phong thần cho một loài vật nào thì
theo tôi, con bò cái hiền lành đáng được thờ như bất kì con vật nào khác.
Với lại chúng ta có quyền gì để chê bai người Ấn đã thờ biết bao loài vật
như vậy? Chúng ta chẳng có con rắn trong vườn Thượng Uyển Eden, con
bò vàng trong kinh Cựu Ước, con cá thần trong các hầm mộ và con Cừu
con rất dễ thương của Chúa đấy ư?

Sở dĩ có phiếm thần giáo là vì con người chất phác không thể suy nghĩ
bằng những từ ngữ trừu tượng, mà dễ hiểu những cái gì cụ thể, dễ tuân theo
ý muốn của một quyền uy nào đó hơn là những mệnh lệnh của luật pháp.
Người Ấn lờ mờ nhận thấy rằng ngũ quan của chúng ta chỉ thấy được cái
bề ngoài; sau cái bề ngoài của mọi biến cố, có vô số sinh vật siêu tự nhiên
mà chúng ta chỉ cảm thấy được thôi chứ không trông thấy, như Kant đã nói.
Lại thêm các tu sĩ Bà La Môn đã khoan hoà, chấp nhận mọi thứ thần linh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.