của mỗi miền, của mỗi bộ lạc, mời lên ngồi chung cái điện như chư thần
đông nghẹt của họ, thành thử một vị thần đã có trước rồi, lại được hoá thân
thành mấy vị thần khác nữa mà cũng được đồng thời thờ với nhau
. Tín
ngưỡng nào cũng được trọng hết, miễn là tín đồ phải cúng tiền cho hàng tư
tế [tức như bọn thầy cúng]. Rốt cuộc, vị thần nào cũng là một thuộc tính,
một tượng trưng hoặc một hậu thân của một vị thần khác, và người Ấn nào
biết suy tư sẽ thấy cả triệu vị thần của họ hỗn hợp với nhau thành một vị
thần duy nhất, mà phiếm thần giáo của họ gần thành một thứ nhất thần
giáo, một thứ nhất nguyên luận. Một tín đồ Ki Tô giáo ngoan đạo tuy thờ
phụng Thánh Mẫu
và chư thánh đấy mà vẫn là theo nhất thần giáo vì
chỉ có một Đấng Tối Cao là Chúa, thì người Ấn cũng vậy, cầu nguyện Kali,
Rama, Krishna hoặc Ganesha mà đâu có quên rằng những thần đó chưa
phải là thần tối cao
. Một số người Ấn cho Vichnou là vị thần tối cao,
còn Shiva chỉ là một thần thứ đẳng, một số khác lại coi Shiva là thần tối
cao, mà Vichnou chỉ là một thiên sứ, sở dĩ chỉ một số ít thờ Brahma là vì
Brahma không có hình thể như người, không đụng chạm tới được, ở xa
thăm thẳm trên chín từng, không cho loài người thấy mặt; cũng chính vì
những lí do đó mà đa số giáo đường Ki Tô giáo được dựng lên để thờ Đức
Thánh Mẫu
hoặc một vị thánh nào đó, mãi tới thế kỉ XVIII, Voltaire
mới dựng riêng một tiểu giáo đường để thờ Thiên Chúa thôi, chứ không thờ
thánh nào hết.
Tác giả muốn ám chỉ Thánh Gandhi. (ND).
Không biết Subhadda được nói ở đây có phải là người cuối cùng, một
du sĩ, được Đức Phật giáo hoá, lúc Ngài sắp tịch không? (Goldfish).
Trong một Purana (tên chung chỉ các sách dạy giáo lí cho các tập cấp
không phải Bà La Môn) có chép huyền thoại đặc biệt này: một ông vua