đáng được lên Thiên đường mà tự nguyện ở lại Địa ngục để chia sẻ nỗi khổ
của những kẻ bị đày xuống đó, cho tới khi nào họ được cứu rỗi hết rồi mới
lên Niết Bàn mà thành Phật.
Tử ngữ (sách in sai thành từ ngữ): tác giả ám chỉ tiếng sanscrit.
(Goldfish).
Fergusson bảo: “Tín đồ Phật giáo đã đi trước Giáo hội La Mã… cả năm
thế kỉ trong việc sáng lập và thi hành các cuộc lễ và các nghi thức chung
cho cả hai tôn giáo”. Còn Edmunds thì vạch các chi tiết để làm nổi bật lên
những điểm giống nhau các Thánh kinh Ki Tô giáo và Phật giáo. Tuy nhiên
sự hiểu biết của chúng ta về nguyên thuỷ của các tục lệ và tín ngưỡng đó
còn mơ hồ quá, nên chưa thể kết luận dứt khoát rằng Ki Tô giáo có chịu
ảnh hưởng của Phật giáo không.
Bản tiếng Pháp là: la sagesse a posteriori mà tôi có thể dịch là cái khôn
hậu luận, nghĩa là thấy cổ nhân lầm lẫn rồi, sử gia mới rút ra một kết luận
như tỏ rằng mình khôn hơn cổ nhân. (ND).
Hiện nay ở Ấn chỉ còn khoảng ba triệu người theo đạo Phật, tức chưa
đầy một phần trăm dân chúng.
Thái Lan: nguyên văn tiếng Anh là Siam. Trong cuốn Nguồn gốc văn
minh, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là Xiêm và ghi thêm trong phần chú thích:
“Tên bây giờ là Thái Lan. Cuốn này viết từ trước thế chiến thứ nhì”.
(Goldfish).
Kandy là kinh đô của Tích Lan, ở trên một cao nguyên. (ND).
Chính ở đền Kandy này, người ta còn giữ cái “răng của mắt” (!) Phật
Tổ dài năm phân, trực kính hai phân rưỡi. Răng đựng trong cái hộp trang
sức bằng nhiều bảo vật, cất kỉ một nơi không cho công chúng thấy; người
ta đặt chiếc hộp trong một cái kiệu khiêng đi trong một cuộc rước long
trọng thu hút không biết bao nhiêu tín đồ hành hương từ khắp nơi ở Á châu
tới cung chiêm. Trên tường của ngôi đền, có những bích hoạ vẽ Phật tử từ
bi đang giết các kẻ phạm tội ở Địa ngục. “Đời sống” của bậc vĩ nhân nào
sau khi chết, cũng bị hậu thế làm sai hẳn đi, mất chân tướng đi một cách
nhơ nhớp.
[“Răng của mắt” Phật: nguyên văn tiếng Anh là “eye-tooth of Buddha”, tức