LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 217

thưởng này, là chết:

Con đã giữ hết đạo với chồng,
Con xin được trút cái gánh nặng của đời, ôi Mẹ Đất của con ơi!

Vậy rốt cuộc, người Ấn mộ đạo chỉ cầu được sự giải thoát – moksha – giải
thoát khỏi lòng dục rồi giải thoát khỏi vòng sinh tử. Cảnh Niết Bàn có
người hiểu là giải thoát khỏi lòng dục, có kẻ hiểu là giải thoát khỏi vòng
sinh tử, nhưng phải giải thoát cả hai thì mới thật hoàn toàn. Hiền triết
Bhartri-Hari giảng hình thức thứ nhất như sau:

Trên cõi trần này, cái gì cũng làm cho ta sợ, muốn hết sợ thì chỉ có cách là
trút bỏ hết các ước vọng… Xưa kia tôi thấy ngày dài quá mà lòng tôi đau
khổ vô cùng vì tôi mong được sung sướng như bọn giàu có; vậy mà chính
thời đó tôi lại thấy ngày ngắn quá vì tôi không thoả mãn được hết thị dục
của tôi. Nhưng bây giờ, thành triết nhân rồi, tôi ngồi trên phiến đá lạnh
trong hang, giữa rừng núi, nhiều khi nhớ lại cuộc đời thời trước của tôi mà
bật lên tiếng cười.

Còn Thánh Gandhi thì nghĩ tới hình thức giải thoát thứ nhì, ngài bảo: “Tôi
không muốn tái sinh”. Nguyện vọng lớn nhất của người Ấn là thoát vòng
luân hồi, khỏi phải đầu thai vào một kiếp khác. Vĩnh phúc của con người
không do đức tin, cũng không do những việc từ thiện, mà chỉ do sự quên
cái “ngã” của mình đi, quên thật lâu chứ không phải trong chốc lát, không
cố ý, không vị lợi, tự nhiên nhi nhiên mà cho cái tiểu ngã tan hoà vào trong
cái Đại Ngã, tới mức cái tiểu ngã mất hẳn đi và do đó không còn tái sinh
nữa. Thế là cái địa ngục của cá thể tới được cái bến Thiên đường của toàn
thể, hoàn toàn nhập vào trong cái Brahman

[11]

, nó là sức mạnh và linh

hồn của vũ trụ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.