LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 215

Người Ấn đã khéo đặt ra huyền thoại karma để khuyến thiện trừng ác, làm
cho cái thú tính con người giảm đi, bớt chém giết nhau, ăn cắp, làm biếng,
hoặc bớt keo kiệt khi cúng dường các thầy tu; hơn nữa, nó cho ta một ý
niệm vạn vật nhất thể, làm cho con người phải giữ bổn phận luân lí suốt
đời, mà luân lí có được một khu vực áp dụng rộng hơn nhiều, hợp lí hơn
nhiều, không nền văn minh nào khác sánh kịp được. Có những người Ấn
chân chính rán hết sức không làm thương tổn sinh mạng của một con sâu,
cái kiến; “cả những người chỉ hơi có tinh thần đạo đức thôi cũng coi các
loài vật như bầy em khốn khổ hơn mình chứ không coi là những loài ti tiện
mà mình là chúa tể”. Luật karma lại là một triết lí giảng được vài nét trong
đời sống Ấn Độ có vẻ khó hiểu hoặc bất công. Những bất bình đẳng bất
tuyệt giữa con người với nhau có vẻ như thách thức những nguyện vọng
bình đẳng và công bằng của chúng ta; tất cả mọi hình thức của cái ác nó
phủ lên thế giới một màn hắc ám, nhuộm đỏ lịch sử của nhân loại, tất cả
những nỗi đau khổ nó đeo đẳng con người từ lúc sơ sinh cho tới lúc tắt thở,
tất cả những cái đó, người Ấn nào đã tin karma thì cho là rất dễ hiểu; những
đau khổ, những bất công đó, sự cách biệt giữa kẻ ngu đần và bậc thiên tài,
kẻ nghèo hèn và kẻ giàu sang là cái “quả” của những kiếp trước, là hậu quả
không sao tránh được của một cái luật mà nếu đem ra áp dụng vào một kiếp
người, vào một quãng thời gian thôi thì có vẻ bất công, nhưng nếu áp dụng
vào hết thảy các kiếp, cho tới cùng thì lại hoàn toàn công bằng

[8]

.


Luật karma là một trong những sáng kiến của loài người để rán kiên nhẫn
chịu những đau khổ trong đời và giữ được một chút hy vọng. Đa số các tôn
giáo đều muốn làm tròn cái nhiệm vụ giảng nguyên nhân sự khổ và tìm
cách khuyên tín đồ nếu không vui vẻ thì ít nhất cũng nên an phận, lặng lẽ
nhận nó, đừng than thở. Vấn đề làm cho mọi người thắc mắc là tại sao con
người lại phải khổ, nhất là những người chăm chỉ, hiền lương không đáng
khổ mà phải chịu khổ, và ta phải nhận rằng nhờ Ấn giáo cho sự đau khổ có
một ý nghĩa, một giá trị, mà bi kịch của nhân loại hoá ra bớt chua chát.
Trong thần học Ấn Độ, linh hồn ít nhất cũng được điều an ủi này, ít nhất
mình cũng chỉ phải chịu cái “quả” của cái nhân chính mình gây ra; và nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.