LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 230

thua gì cảnh Địa ngục mà thi hào Dante đã tả: thì ra những nỗi sợ của loài
người ở đâu cũng nhiều vô số kể mà óc tưởng tượng cuồng bạo của họ
cũng phong phú vô cùng. “Lửa, sắt, rắn, rết, ác thú, mãnh cầm, mật đắng,
độc dược, các mùi hôi thối, tóm lại không thiếu thứ gì mà không dùng để
trừng trị kẻ có tội. Kẻ thì xỏ dây vào mũi rồi đặt lên những lưỡi búa rất bén
cứ thế lôi hoài; kẻ thì buộc phải chui qua một lỗ kim; kẻ phải nằm giữa hai
phiến đá dẹp mà quỉ sứ đẩy lại gần nhau để kẹp tội nhân cho thật đau chứ
không tới nỗi chết, kẻ kia bị những con kên kên đói mổ mắt để ăn; có cả
ngàn kẻ phải lội bì bõm hoài trong một cái ao đầy nước tiểu của chó và
nhày nhụa nước mũi của người”. Có lẽ hạng người Ấn thấp kém nhất và
các nhà thần học nghiêm chỉnh nhất tin như vậy thật. Chúng ta đừng chê họ
mà nên nhớ rằng chính cảnh Địa ngục của chúng ta có nhiều hình phạt
không thua gì họ mà lại còn vĩnh cửu nữa, đã xuống đó thì bị đày hoài
không được trở lên cõi trần.

[8]

Chế độ tập cấp của Ấn Độ, ít nhất về lí thuyết, dựa vào sự tin tưởng ở

luật Quả báo (karma) và luân hồi. Vì người Ấn theo chính giáo cho rằng
tuỳ linh hồn trong các kiếp trước đã hành động ra sao mà kiếp này đầu thai
vào tập cấp này hay tập cấp khác; như vậy tập cấp là một trật tự trời tạo
nên, nếu sửa đổi thì sẽ bị tội bất kính.

[9]

Schopenhauer cũng như Phật tổ cho mọi nỗi khổ đều do con người ham

sống và ham sinh đẻ để duy trì giòng giống, ông khuyên mọi người tự ý
tuyệt tự để cho nòi giống tuyệt diệt. Còn Heine thì không có đoạn thơ nào
mà không nói đến cái chết, hai câu dưới đây của ông thật có cái giọng Ấn
Độ:
Êm đềm thay giấc ngủ, nhưng cái chết còn êm đềm hơn;
Sướng hơn nữa là đừng sinh để khỏi tử.
Kant mỉa mai tinh thần lạc quan của Leibnitz, hỏi: “Có con người nào óc
lành mạnh, sau khi đã sống một thời gian, suy tư về sự vô ích của đời người
rồi mà còn muốn bắt đầu diễn lại cái bi kịch của nhân sinh trong bất kì điều
kiện, hoàn cảnh mà người đó đã trải qua”.

[10]

Theo chú thích trong bản tiếng Anh thì đoạn đối thoại này cũng trích

trong Mahabharata. (Goldfish).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.