LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 256

triết học Ấn Độ, thường ngồi trên những bực thềm đưa xuống sông, giữa
đám người Ấn kính mộ, người Hồi thản nhiên và du khách ngoại quốc ngạc
nhiên. Người ta cũng gặp họ, tuy ít hơn, tĩnh toạ trong các khu rừng hoặc
trên các đường cái, tâm hồn xa vắng, không chú ý gì tới chung quanh. Già
có, trẻ có; có người vắt tấm giẻ rách lên vai, có người quấn chiếc khăn ở
dưới rốn; có người lại chỉ trát tro lên đầy người và đầu tóc để che thân. Họ
ngồi kiết già, im lặng, cặp mắt ngó đăm đăm vào đầu mũi hoặc lỗ rốn; có
người nhìn thẳng vào mặt trời hằng giờ, có khi trọn ngày, và lần lần, họ đui;
có người giữa lúc trời nóng nhất, còn đốt lửa ở chung quanh cho nóng
thêm; có người chân trần giẫm lên than hồng; có người đổ than hồng lên
đầu; có người ba mươi lăm năm liền nằm trên bàn chông; có người hành
hương mà lăn mình trên đường (chứ không đi) suốt mấy ngàn cây số; có
người tự cột mình vào một gốc cây hoặc tự nhốt mình vào một cái cũi cho
tới khi chết; có người tự đào hố chôn mình ngập tới cổ và sống như vậy
hàng năm, có khi suốt đời. Lại có người lấy dây chì xuyên từ má bên này
qua má bên kia, như vậy để khỏi mở hàm được, và bắt buộc chỉ sống bằng
những thức ăn lỏng; có người nắm chặt tay tới nỗi móng tay mọc ra, đâm
thủng gan bàn tay lòi qua mu bàn tay; có người đưa một cánh tay hoặc nhấc
một giò lên hoài cho tới khi nó khô, chết đi. Nhiều người chỉ ngồi hoài theo
một tư thế, luôn mấy năm liền, sống toàn bằng lá cây, hạt, trái cây do khách
qua đường bố thí; họ tìm mọi cách làm nhụt ngũ quan để hoàn toàn tập
trầm tư, tham thiền mà giác ngộ. Tuy nhiên phần đông không hiện trước
công chúng mà tìm chân lý ở chỗ ẩn cư của họ.

Thời Trung cổ ở châu Âu cũng có những người như vậy nhưng ngày nay
kiếm đỏ mắt khắp nơi ở Mĩ, ở Âu cũng không thấy một mẫu người kiểu đó.
Mà ở Ấn Độ, hạng tu sĩ đó đã xuất hiện từ 2.500 năm trước, có lẽ từ hồi
tiền sử nữa, trong đám shaman

[10]

của các bộ lạc man rợ. Phương pháp

tham thiền khổ hạnh đó gọi là yoga

[11]

, dù sao cũng có ở thời Veda; các

Upanishad và anh hùng ca Mahabharata đã chấp nhận nó; thời Phật Tổ nó
rất thịnh hành; và chính vua Hi Lạp Alexandre, ngạc nhiên thấy họ có tài
chịu đau khổ một cách lặng lẽ như vậy, đã đứng lại ngó họ một lúc lâu rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.