LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 258

I. Yama, hoặc diệt dục. Trong giai đoạn này linh hồn phải nhận luật ahimsa
(bất tổn sinh), và brahmacharya, không mưu gì cho mình cả, bỏ mọi cái lợi
vật chất, cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi vật.

II. Niyama (luật), phải theo vài qui tắc dự bị: sạch sẽ, tâm hồn vui vẻ, tẩy
uế, học hỏi, kính tín.

III. Asana (tư thế). Trong giai đoạn này phải tập bỏ mọi cử động, mọi cảm
giác; tư thế tốt nhất là ngồi kiết già, bàn chân bên mặt đặt lên đùi bên trái,
bàn chân bên trái đặt lên đùi bên mặt, cánh tay tréo nhau, ngón tay nắm đầu
ngón chân cái, cằm gục xuống ngực, mắt ngó vào đầu mũi.

IV. Pranayama (điều khí), tức kiểm soát hơi thở; luyện tập như vậy người
ta có thể quên hết mọi sự, trừ hơi thở, trong óc không còn ý niệm nào nữa,
trống rỗng, sẵn sàng để tiếp thu; đồng thời phải tập sống bằng rất ít không
khí, để có thể, nếu cần, tự chôn sống vài ngày.

V. Pratyahara (li thế), tức bỏ hết. Tinh thần đã kiểm soát được mọi giác
quan rồi, bây giờ có thể không nghĩ tới một vật nào nữa.

VI. Dharana (thiền). Tập trung hết trí tuệ và các giác quan vào một ý hoặc
một vật nào đó, mà gạt bỏ mọi vật khác ra ngoài

[13]

. Nếu có thể tập trung

tinh thần đủ lâu vào một vật nào đó thì tâm hồn giải thoát được khỏi mọi
cảm giác, mọi ý nghĩ, tư dục; lúc đó tinh thần thoát được thực tại, sẽ được
thảnh thơi cảm thấy bản thể vô chất của thực thể

[14]

.


VII. Dhyana (định), do tập trung mà có thể tới một trang thái gần như bị
thôi miên. Patanjali bảo cứ lặp đi lặp lại hoài cái âm thiêng liêng Om thì đạt
tới trạng thái đó được. Sau cùng, tới tuyệt đỉnh của yoga.

VIII. Samadhi (tuệ), trạng thái xuất thần, nhập hoá. Trí óc trống rỗng,
không còn ý nghĩ nào nữa, lúc đó người tu hành mất cái ý thức về sự hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.