LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 266

trong đó. Theo Shankhara, hợp nhất với Thượng Đế, vượt ra khỏi – hoặc
trên hoặc dưới – cá thể và sự phù du của cái ngã với những mục tiêu và tư
lợi nhỏ nhen của nó; không phân biệt, không có ý thức về vật này hay vật
khác, phần này và phần khác; sống hoà hợp, yên ổn, vô dục trong cảnh giới
Niết Bàn, với cái mênh mông của Thực thể, không có những mục tiêu trái
ngược nhau, cái ngã này không tranh đua với cái ngã khác, không có biến
đổi, không có cả không gian, thời gian nữa

[23]

. Muốn đạt được cảnh vĩnh

phúc đó, (Ananda: khánh hỉ) thì không những phải từ bỏ xã hội mà còn từ
bỏ chính mình nữa; không màng danh lợi, coi sự đau khổ và chết chỉ là
Maya, nghĩa là những việc lặt vặt xảy ra thuộc về cơ thể, vật chất, thời gian
và sự biến đổi; sau cùng cũng không được nghĩ tới cá thể cùng cái vận
mạng của mình; dù chỉ tỏ ra vị kỉ, kiêu căng trong một lát thôi thì công tu
luyện để tự giải thoát trong bao nhiêu năm cũng có thể tiêu tan tức thì. Các
việc thiện tự nó không thể cứu ta được vì ngoài cái vũ trụ thời gian và
không gian ra, nó không có ý nghĩa, không có tác động gì cả, chỉ có cái
thức, cái giác là cứu ta được, giải thoát ra được vì được giải thoát là nhận
định, ý thức được rằng cái ngã với vũ trụ là một, Atman với Brahman
một, linh hồn với Thượng Đế là một, thành phần với toàn thể là một. Chỉ
khi nào thành phần hoàn toàn nhập vào toàn thể, tiểu ngã vào cái đại ngã,
thì vòng luân hồi mới ngưng lại, vì lúc đó ta thấy rằng cái ngã riêng biệt,
cái cá thể bị luật luân hồi chi phối chỉ là một ảo tưởng. Chính Ishvara, vị
thần của Maya, vì muốn thưởng hay phạt cái ngã mà bắt nó phải tái sinh;
nhưng theo Shankara, “một khi đã nhận rằng Atman với Brahman chỉ là
một thì cái đời sống vật vờ, lang thang của linh hồn, và cái nhiệm vụ sáng
tạo của Brahman (tức Ishvara), tức khắc chấm dứt”.

Ishvara Karma (nghiệp), cũng như quan niệm về vật và ngã thuộc về
phần hình nhi hạ của triết thuyết Vedanta, có lợi cho hạng trung nhân dĩ hạ;
còn trong phần bí truyền của triết thuyết thì linh hồn và Brahman cùng là
cái Duy Nhất, nó không biến đổi, không huỷ diệt, không lang thang vật vờ.

Shankara có lí khi ông dành phần bí truyền đó cho các triết gia, và ta phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.