LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 269

bọn cầm quyền đương thời không hiểu nổi tư tưởng của họ, nên được yên
thân và bảo tồn được kĩ các triết thuyết cổ, tóm tắt nó vào trong các sutra
(kinh), trong các lời chú giải bí truyền và lưu lại được đại cương tư tưởng
quốc gia cho thế hệ sau. Trong tất cả các triết thuyết đó, dù của phái Bà La
Môn hoặc phái nào khác, thì các phạm trù tri năng cũng bị coi là vô ích,
phỉnh phờ khi đối tượng là một thực tại cảm thấy hay trông thấy

[2]

; và tất

cả cái chủ nghĩa duy lí của người Âu chúng ta ở thế kỉ XVIII, nhà siêu hình
học Ấn cho nó là một sự gắng sức vô ích, nông cạn để cố kéo cái vũ trụ vô
biên về kích thước một “xa-lông”

[3]

không được. “Những kẻ sống

trong sự vô minh cũng như bọn người mù sống trong đêm tối; nhưng những
kẻ thoả mãn về sự hiểu biết của mình thì còn sống trong cảnh tối tăm dày
đặc hơn nữa”. Triết học Ấn bắt đầu ở điểm mà triết học Âu ngừng lại – tức
ở chỗ tìm hiểu bản thể của tri thức và giới hạn của lí trí; nó không khởi
hành từ vật lí như Thalès hoặc Démocrite, mà từ tri thức luận của Locke và
Kant, nó cho tinh thần (esprit) là một cái mà ta biết tức thì rồi, nên không
chịu khó coi nó là đối tượng người ta chỉ có thể biết được nhờ trí óc làm
trung gian. Nó nhận có một ngoại giới nhưng không tin rằng giác quan của
ta có thể biết được bản thể của ngoại giới. Tri thức nào cũng chỉ là sự ngu
muội đặt thành công thức và thuộc về phần Maya; dùng những ý niệm,
những câu luôn luôn thay đổi, tri thức đòi dựng một cơ sở “lô-gích” cho vũ
trụ, mà tại đó lí trí chỉ đóng một vai trò phiến diện, rời rạc từng mãnh – như
một luồng nước bất định trong biển cả vô biên. Ngay con người đương lí
luận cũng chỉ là Maya, ảo ảnh; vì nó chỉ là một kết hợp nhất thời, phù du
của các biến cố, một cái gút tạm thời trên khúc tuyến của thể chất và tinh
thần, khúc tuyến này khai triển trong không gian và thời gian – còn hành vi
tư tưởng của nó bất quá chỉ là hậu quả của những năng lực đã có từ thời xa
xăm nào trước khi nó sanh. Chỉ có mỗi một thực thể là Brahman, cái biển
mênh mông trong đó mỗi hình thể chỉ là một ngọn sóng hiện đó rồi biến đó,
hoặc chỉ như một cái tăm trên đám bọt viền ngọn sóng. Có đạo tâm không
phải là có cái đức dũng bình tĩnh làm các việc thiện, cũng không phải là toạ
thiền trong cái trạng thái xuất thần kính tín; có đạo tâm chỉ là nhận thấy
rằng cái ngã của mình và tất cả cái ngã khác là nhất thể trong cái Brahman;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.