LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 278

nguyên, nhưng mãi tới thế kỉ XVII, giấy mới hoàn toàn thay thế vỏ cây.
Người ta lấy dây xâu vào những trang bằng vỏ cây đó, đóng thành những
cuốn sách cất trong các thư viện mà người Ấn gọi là “kho tàng của nữ thần
Ngôn ngữ”. Có những tùng thư vĩ đại bằng vỏ cây đó thoát được sự tàn phá
của chiến tranh và thời gian mà lưu truyền tới ngày nay

[10]

.


II. GIÁO DỤC


Các trường học – Các phương pháp dạy học – Các đại học – Sự giáo dục
của người Hồi – Quan niệm của một hoàng đế về giáo dục.

Cho tới thế kỉ XIX, chữ viết đóng một vai trò rất nhỏ nhoi, vô nghĩa. Có lẽ
các tu sĩ nghĩ rằng để cho đại đa số tín đồ đọc được các Thánh kinh, là điều
không có lợi cho họ [tức các tu sĩ]. Đọc sử Ấn Độ, đi ngược thời gian,
chúng ta thấy từ hồi nào, sự giáo dục luôn luôn do các tu sĩ đảm nhiệm.
Mới đầu trường chỉ mở để dạy con trai các Bà La Môn, lần lần cho thêm trẻ
các tập cấp khác vô học, tập cấp cao được thu nhận trước, và hiện nay tập
cấp “tiện dân” vẫn chưa được thu nhận. Mỗi làng có một ông thầy do quĩ
công đài thọ; trước khi người Anh tới, riêng miền Bengale có khoảng
80.000 trường “bản xứ” như vậy, tính ra trung bình cứ bốn trăm người dân
thì có một trường

[11]

. Hình như dưới triều đại Açoka, tỉ số người mù chữ

thấp hơn ngày nay.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.