LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 284

vườn đi, mai danh ẩn tích ở quê hương ông đi, đừng cho thiên hạ biết ông
bây giờ là ai, sau này là ai nữa

[17]

.


III. ANH HÙNG CA


Anh hùng trường ca Mahabharata – Lịch sử bộ đó – Hình thức – Trường
ca Bhagavad-Gita – Siêu hình học về chiến tranh – Cái giá của tự do –
Trường ca Ramayana – Lâm tuyền tình ca – Vụ cướp nàng Sita – So sánh
anh hùng ca Ấn Độ và anh hùng ca Hi Lạp.

Ngoài các trường làng và trường Đại học ra, Ấn Độ còn dùng những
phương tiện khác để giáo dục quần chúng. Vì chữ viết ở xứ đó không được
coi trọng như các nền văn minh khác, cho nên sự truyền khẩu là phương
tiện chính để bảo tồn và truyền bá lịch sử cùng di sản văn học của dân tộc;
nhờ cách kể truyện, ngâm vịnh trước công chúng mà phần di sản tinh thần
quí báu nhất của họ được truyền bá trong dân gian. Hồi xưa ở Hi Lạp có
những người kể chuyện vô danh truyền bá các truyện IliadeOdysée; ở
Ấn Độ cũng vậy, có hạng người chuyên kể truyện-dạo đi khắp nơi, từ cung
đình tới làng xóm hẻo lánh, kể những anh hùng ca cứ mỗi thời một dài
thêm, một lớn ra mà trong đó các người Bà La Môn đem chất vào cả cái
kho tàng truyền thuyết dân gian

[18]

.


Một học giả Ấn bảo rằng anh hùng ca Mahabharata là “tác phẩm tưởng
tượng vĩ đại nhất của châu Á” và ông Charles Eliot cũng khen “bộ đó là
một trường ca hay hơn Iliade

[19]

. Về một khía cạnh nào đó lời phê phán

đó đúng. Hồi đầu (khoảng 300 trước Công nguyên), Mahabharata chỉ là
một bài ca trung bình có tính cách tự sự, rồi lần lần mỗi thế kỉ tăng thêm
nhiều chi tiết mới, nhiều đoạn nghị luận thu hút trường ca Bhagavad-Gita
và cả một phần truyện Rama (một trong những hậu thân của thần Vichnou),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.