LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 295

Là sự minh triết của nhà hiền triết, là óc sáng suốt

Của nhà bác học, sự vĩ đại của những cái gì vĩ đại,


Sự đẹp đẽ của những cái gì đẹp đẽ…


Đối với người minh triết trông thấy hết thảy,


Đối với tu sĩ Bà La Môn thành kính, đã đọc thiên kinh vạn quyển,


Thì con bò cái, con voi, con chó ghẻ,


Kẻ ti tiện ăn thịt chó kia, tất cả chỉ là một.


Bhagavad-Gita là một trường ca

[27]

màu sắc rực rỡ, chứa đầy những mâu

thuẫn luân lí và siêu hình học, nó chính là phản ánh của các mâu thuẫn và
phức tạp trong đời sống. Mới đọc chúng ta hơi thấy chướng: con người thì
cương quyết bênh vực một luân lí cao thượng, còn thần linh gì mà lại nguỵ
biện viện cái lẽ rằng không thể diệt sự sống được, rằng cá thể là cái gì hư
ảo, không phải là thực thể để thuyết chúng ta gây chiến và chém giết nhau;
nhưng nghĩ lại thì có lẽ tác giả muốn cho tâm hồn người Ấn thoát ra khỏi
cái tinh thần an nhiên thư thái đến bực mình của đạo Phật, để họ phát sinh
cái ý muốn chiến đấu cho tổ quốc; đó là lời phản kháng của một Kshatriya
(chiến sĩ) cảm thấy rằng tôn giáo làm cho tổ quốc suy nhược, rằng có
những cái khác còn quí báu hơn sự yên ổn. Tóm lại, đó là một bài học tốt;
nếu Ấn Độ hiểu nó thì có lẽ đã bảo tồn được sự tự do, độc lập của họ.

Anh hùng ca thứ nhì của Ấn, trường ca Ramayana nổi danh nhất mà cũng
được nhiều người thích nhất; dễ hiểu nhất đối với người phương Tây.
Trường ca đó ngắn hơn trường ca Mahabharata: không quá một ngàn
trang, mỗi trang bốn mươi tám hàng; và mặc dầu nó cũng như các trường
ca khác, được người sau thêm hoài vào, tính ra mất năm thế kỉ mới hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.