LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 296

thành – từ thế kỉ thứ III trước Công nguyên tới thế kỉ thứ II sau Công
nguyên – nhưng ít có những đoạn xen đại vô, nên đề tài chính dễ nhận ra
hơn. Theo truyền thuyết tác giả là một người nào đó tên là Valmiki có nhắc
tới mình trong truyện, cho là đã sáng tác một trường thi quan trọng hơn;
nhưng có lẽ tác phẩm là một công trình tập thể của nhiều thi-sĩ-rong
(barde), tức như hạng người hiện nay còn đi khắp nơi kể, ngâm những
trường ca đó cho dân chúng nghe, có khi kể liên tiếp chín chục đêm làm
cho thính giả say mê.

Trường ca Mahabharata thuật một chiến tranh có cả các thần linh tham
chiến, mà chiến tranh đó xảy ra một phần cũng vì sắc đẹp tuyệt trần của
một người đàn bà, vậy cốt truyện giống với Iliade; trường ca Ramayana trái
lại, giống Odyssée, cũng thuật lại những nỗi gian truân, lưu lạc khắp nơi
của một vị anh hùng, trong khi đó người vợ ở nhà ngong ngóng trông
chồng từng ngày. Ngay đoạn đầu, ta đã thấy tác giả tả một thời đại hoàng
kim khi vua Dasaratha, đóng đô ở Ayodhya, trị vì xứ Kosala (nay là Oudh)
trong cảnh thanh bình:

Vua tài giỏi, vừa cao sang, vừa biết nhiều, học rộng,

Dasaratha cầm quyền trị dân ở cái thời đại Veda sung sướng xưa kia…


Dân chúng lương thiện sống trong cảnh thanh bình, phong túc mà họ đáng
được hưởng;


Không ai mang lòng ghen ghét nhau, không miệng nào thốt những lời dối
trá.


Gia đình nào cũng an ổn hưởng vườn đất, nhà cửa, súc vật, lúa gạo, vàng
bạc của mình;


Ở kinh đô Ayodhya tuyệt nhiên không thấy cái cảnh khổ sở, đói rét.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.